Lúa Đông Xuân Trái Lịch, Thu Hoạch Lợi Nhuận Thấp
Hiện nay bên cạnh 8.000ha lúa đông xuân xuống giống theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành chuyên môn, một số diện tích lúa nông dân ở huyện Hồng Ngự tự ý xuống giống sớm cũng đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Do xuống giống trái mùa nên chi phí đầu tư sản xuất cũng như phòng, chống dịch bệnh trên lúa phát sinh nhiều, dẫn đến lợi nhuận đạt thấp.
Cụ thể, toàn huyện thu hoạch được trên 100ha lúa đông xuân sớm, ở xã Thường Thới Tiền, năng suất bình quân 5,5 tấn/ha. Hiện giá lúa tươi tại ruộng được thương lái thu mua từ 4.700 - 4.800 đồng/kg. Theo tính toán của bà con nông dân, trừ các khoản chi phí nông dân chỉ thu lợi nhuận từ 5 đến 10 triệu đồng/ha, đạt khoảng 50% so với lợi nhuận bình quân các vụ. Theo nhiều nông dân, lúa đông xuân sớm bị sâu bệnh như cháy lá, rầy nâu gây hại mạnh nên chi phí đầu tư khá cao.
Hiện tại toàn huyện còn gần 300ha lúa đông xuân sớm đang giai đoạn trổ chín cũng bị rầy nâu tấn công gây hại, mật độ từ 50 - 750 con/m2. Dự báo năng suất cũng bị ảnh hưởng khi thu hoạch.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187EBA/Lua_dong_xuan_trai_lich_thu_hoach_loi_nhuan_thap.aspx
Có thể bạn quan tâm
Đến nay các địa phương trong tỉnh đã thu hoạch được hơn 35 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 95,8% diện tích và đang tiến hành làm đất phục vụ gieo cấy vụ mùa. Tuy tiến độ thu hoạch lúa chiêm xuân sớm hơn so với cùng kỳ nhưng nắng nóng gay gắt trong nhiều ngày qua đã ảnh hưởng đến tiến độ làm đất gieo cấy lúa mùa.
Thời tiết đang nắng nóng cao điểm khiến nhiều diện tích cây trồng ở vùng cát huyện Thăng Bình bỏ hoang, hoặc đang sinh trưởng có nguy cơ chết khô vì thiếu nguồn nước tưới tiêu.
Liên kết sản xuất lúa giống, các loại cây hoa màu là hướng đi hợp lý để các hợp tác xã (HTX) và nông dân có thể nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc liên kết cũng mang lại hiệu quả, mà ngược lại, một số HTX phải ôm nợ vì các công ty không thực hiện đúng cam kết.
Phong trào nuôi cá lồng bè tự phát trên sông Tam Kỳ không chỉ cản trở giao thông đường thủy nội địa mà còn báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Say mê trồng lan nên bỏ cả việc làm ở TP.HCM, rồi mạnh dạn bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đưa giống lan mokara về trồng thử ở đất Quảng Ngãi. Sau gần 2 năm đầu tư chăm sóc, đến nay mô hình hoa lan của anh đã đem lại thành công. Anh là Võ Trọng Thanh, quê xã Bình Hòa (Bình Sơn), vốn dĩ là… kỹ sư xây dựng.