Hội Thảo Đánh Giá Mô Hình Thử Nghiệm 1 Phải, 6 Giảm

Ngày 17-8, Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) thuộc Bộ NN&PTNT phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Sở NN&PTNT Tiền Giang tổ chức hội thảo sơ kết mô hình sản xuất lúa “1 phải, 6 giảm” tại HTX nông nghiệp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang).
Mô hình “1 phải, 6 giảm” tức là phải sử dụng giống xác nhận để sản xuất lúa hàng hóa, giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chi phí bơm tưới, thu hoạch và thất thoát sau thu hoạch để tăng lợi nhuận cho nông dân; đặc biệt là áp dụng mô hình tưới nước ngập, khô xen kẽ, (tưới nước tiết kiệm) để giảm lượng khí phát thải nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.
Thông qua báo cáo của các nhà khoa học, cán bộ trực tiếp theo dõi dự án và 6 hộ nông dân thực hiện thí điểm mô hình, cho thấy canh tác lúa theo mô hình “1 phải, 6 giảm”, tưới nước ngập, khô xen kẽ đã giảm được chi phí đáng kể so với mô hình đối chứng, giảm được lượng phân bón, thuốc BVTV, gia tăng độ dày thân lóng, lúa cứng cây, hạn chế đổ ngã, phù hợp thu hoạch cơ giới; lượng nước tiết kiệm trên 1.000 m3/ha nhờ giảm được số lần bơm.
Chính nhờ quản lý, điều chỉnh lượng nước ruộng lúa thích hợp theo thời kỳ sinh trưởng, mô hình đã giúp cắt giảm từ 20 tới 30% lượng khí thải nhà kính (CH4, CO2, H2S…) so với ruộng lúa tưới ngập nước liên tục suốt vụ.
Dự án đã gặt hái thành công bước đầu, mô hình “1 phải, 6 giảm” không chỉ đạt hiệu quả về kinh tế mà còn đạt hiệu quả thiết thực về môi trường, nhất là trong bối cảnh hiện nay chúng ta phải đối phó với tình hình biến đổi khí hậu xảy ra trên toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm

Với nghị lực phi thường, anh Đặng Anh Tuấn (sinh năm 1957), trú ở xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) đã một mình chinh phục những quả đồi hoang lập trang trại. Giấc mơ được sánh vai với những tỷ phú nông dân trên thế giới của anh đã trở thành hiện thực…

“Nhờ được Agribank hỗ trợ kịp thời nguồn vốn 3,5 tỷ đồng, con tàu đánh bắt xa bờ 510CV đã hoàn thành đúng tiến độ và chuẩn bị ra khơi hứa hẹn đón những mẻ cá đầu tiên”- ngư dân Lê Văn Thức, xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) chia sẻ.

Đến nay, toàn huyện Đông Giang (Quảng Nam) có hơn 450ha trồng chuối chuyên canh, trong đó hơn 300ha trồng tập trung, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, vùng ngập mặn, ven biển thuộc hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải hiện có hơn 1.000 hộ dân thả nuôi khoảng 300 triệu con tôm thẻ chân trắng giống, trên diện tích gần 500ha theo hình thức thâm canh.

Xã Lý Nhơn được xem là nơi sản xuất muối chiếm diện tích lớn nhất tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã đã mạnh dạn chuyển đổi từ hình thức sản xuất muối truyền thống (trên nền đất) sang sản xuất muối sạch trên bạt (muối trải bạt).