Hội Thảo Đánh Giá Mô Hình Lúa - Tôm Càng Xanh
Nằm trong Đề án hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế xây dựng nông thôn mới, ngày 21/12, huyện Thới Bình (Cà Mau) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả mô hình sản xuất xen canh lúa - tôm càng xanh tại hộ ông Trần Văn Đô, thuộc ấp 5, xã Trí Lực.
Mô hình được triển khai tại 26 hộ dân tham gia với diện tích hơn 25ha, tổng vốn đầu tư 325 triệu đồng. Trong đó, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gần 150 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng trong dân.
Tại buổi hội thảo, nhiều nông dân đã tham quan trực tiếp trên cánh đồng và được nghe báo cáo tham luận của 3 hộ dân tham gia đã thu hoạch. Với năng xuất tôm bình quân ước đạt gần 200 kg/ha, với giá bán hiện tại từ 140.000 - 160.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí nông dân còn lãi trên 30 triệu đồng.
Những năm qua mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh lúa đã phát triển mạnh trên địa bàn huyện vì hiệu quả của mô hình này là khả quan, đem về nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ trong vòng hơn 1 tháng giá xăng dầu tăng 3 lần, hàng ngàn tàu cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp khó. Chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng tôm, cá, mực... lại mất giá; sau chuyến biển thu không đủ bù chi. Khoảng nửa tháng nay, nhiều chiếc tàu ra khơi cầm chừng.
Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.
Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.
Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).
Bình Thuận là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị cao như sò điệp, sò lông, bàn mai, dòm nâu… Nguồn lợi tự nhiên này từ lâu được coi là nguồn thu nhập chính của lao động vùng biển Bình Thuận.