Hội Nông Dân Tỉnh Sơn La Giúp Nông Dân Tự Xóa Nghèo

"Mọi mục tiêu trợ giúp phải đi đến cái đích cuối cùng là giúp người nông dân (ND) xóa đói nghèo, vươn lên giàu có..." - ông Hoàng Sương - Chủ tịch Hội nông dân Sơn La, tâm sự.
Đi tìm nguyên nhân đói nghèo của nông dân
Câu hỏi về nguyên nhân đói nghèo của người dân trên địa bàn Sơn La đã từng làm "nóng" nhiều nghị trường các cấp trong tỉnh, trong đó có Hội ND. Sau nhiều cuộc điều tra, khảo sát từ cơ sở; sau nhiều lần đầu tư hàng ngàn tỷ đồng hỗ trợ từ các dự án kinh tế-xã hội, sau những cuộc tranh luận kéo dài... người ta chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân gây nên đói nghèo trên mảnh đất gian khó này. Nhưng một trong những nguyên nhân nan giải nhất, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức nhất là thiếu ý chí xoá nghèo, bứt phá vươn lên của người dân, đặc biệt là với bà con các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
Một tư tưởng trông chờ, ỷ lại đang tồn tại trong một bộ phận không nhỏ những người nghèo. Nhưng trong cái sự trông chờ, ỷ lại ấy cũng có một nguyên nhân rất quan trọng: ND nghèo bó tay trước lối thoát bởi họ không chỉ thiếu vốn mà thiếu cả trình độ tri thức để tư duy; thiếu kinh nghiệm, khoa học - kỹ thuật để vận dụng.
“Nguyên nhân đã chỉ ra thì bài toán sẽ có lời giải” - ông Nguyễn Khiển - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Sơn La, bảo vậy. Hàng chục năm công tác ở cơ sở, ông Khiển đã lăn lộn cùng ND trên những cánh đồng, trong các mô hình kinh tế-xã hội, chỉ đạo các phong trào thi đua và là một nhân tố quan trong thực hiện các phong trào thi đua này.
Ông bảo: “Xuống với ND mới thấy được ND đang khó ở cái gì, ở mức nào, từ đó mới quyết định được chỗ nào, lúc nào phải trao "cần câu", chỗ nào phải trao "con cá", nếu trao "cần câu", trao "con cá" không đúng lúc, đúng chỗ thì hiệu quả cũng sẽ thấp hơn...”.
Trợ giúp phải có hiệu quả bền vững
Từ những khảo sát thực tiễn và mục tiêu giúp ND xoá nghèo, làm giàu bền vững, Hội ND Sơn La đã có những hoạt động hiệu quả trong quá trình tham mưu, phối hợp, huy động vốn và đầu tư cho ND. Bà Hoàng Thị Thàn - Chủ tịch Hội ND huyện Quỳnh Nhai, cho biết: Với người dân nghèo, vốn đầu tư cho sản xuất kịp thời vụ luôn là vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó, việc tạo vốn cho ND xoá nghèo, làm giàu bền vững cũng phải được chú trọng.
Anh Tòng Văn Ơn, bản Bỉa, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, cho biết: ND chúng tôi đã nhận được nhiều sự đầu tư của Nhà nước, của Hội ND, giúp chúng tôi xoá nghèo về nhiều mặt: Thu nhập tăng, hiểu biết tăng lên, ý thức thi đua lao động tốt hơn và từng bước biết thêm về hạch toán kinh tế hộ khi theo dõi sát hiệu quả vốn đầu tư của gia đình.
Vì thế, hàng năm Hội ND huyện luôn chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Hội ND tỉnh, các ban ngành chức năng và doanh nghiệp để cung ứng kịp thời giống, phân bón, khoa học kỹ thuật cho ND trước mỗi vụ sản xuất. Đồng thời Hội cũng phối hợp với các ngân hàng, các dự án kinh tế-xã hội để có sự đầu tư vốn lớn hơn trong hoạt động giúp dân xoá nghèo.
Năm 2013, Hội đã chủ động cung ứng cho ND hơn 8 tấn giống ngô lai theo phương thức trả chậm; phối hợp với khuyến nông tỉnh, huyện, tổ chức hàng chục lớp tập huấn khuyến nông để tăng kinh nghiệm sản xuất cho ND; quản lý, giám sát tốt nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND thực hiện nuôi cá lồng ở xã Chiềng Bằng, vốn hỗ trợ nuôi vịt siêu thịt tại xã Mường Giôn; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân hàng chục tỷ đồng vốn sản xuất cho ND.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Cách đây 7 năm, do giá nhãn tiêu quế bấp bênh nên nông dân Nguyễn Văn Tân đã quyết định đốn bỏ vườn nhãn đang trong thời kỳ xanh tốt và cho trái sai để thay thế bằng cây sầu riêng. Điều đó đã làm cho nhiều hộ ở ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định (Chợ Lách - Bến Tre) - nơi ông sinh sống không khỏi ngạc nhiên. Những kết quả hôm nay đã chứng minh rằng: năng động và nhạy bén là một trong những yếu tố quan trọng để đi đến thành công.

Theo thông tin từ Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, từ đầu vụ vải thiều đến nay, có khoảng 7.200 tấn vải sớm được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế này.

Quan sát vườn cam Canh, nói đúng hơn là đồi trồng cây ăn quả các loại rộng hơn 1ha của gia đình Chỉnh, chúng tôi thấy anh sắp xếp rất khoa học. Phần diện tích trên dốc cao anh trồng vải U Hồng, giống vải chín sớm, có chất lượng thơm ngon; phần dưới chân đồi anh dành để trồng cam Canh, cùng bưởi Diễn, cam Vinh

Vườn thanh long ruột đỏ trồng theo tiêu chuẩn VIETGAP của gia đình anh Nguyễn Đình Lưu chuẩn bị cho ra trái vụ mới.