Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Nông Dân Tỉnh Sơn La Giúp Nông Dân Tự Xóa Nghèo

Hội Nông Dân Tỉnh Sơn La Giúp Nông Dân Tự Xóa Nghèo
Publish date: Friday. February 14th, 2014

"Mọi mục tiêu trợ giúp phải đi đến cái đích cuối cùng là giúp người nông dân (ND) xóa đói nghèo, vươn lên giàu có..." - ông Hoàng Sương - Chủ tịch Hội nông dân Sơn La, tâm sự.

Đi tìm nguyên nhân đói nghèo của nông dân

Câu hỏi về nguyên nhân đói nghèo của người dân trên địa bàn Sơn La đã từng làm "nóng" nhiều nghị trường các cấp trong tỉnh, trong đó có Hội ND. Sau nhiều cuộc điều tra, khảo sát từ cơ sở; sau nhiều lần đầu tư hàng ngàn tỷ đồng hỗ trợ từ các dự án kinh tế-xã hội, sau những cuộc tranh luận kéo dài... người ta chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân gây nên đói nghèo trên mảnh đất gian khó này. Nhưng một trong những nguyên nhân nan giải nhất, tiêu tốn nhiều thời gian, công sức nhất là thiếu ý chí xoá nghèo, bứt phá vươn lên của người dân, đặc biệt là với bà con các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Một tư tưởng trông chờ, ỷ lại đang tồn tại trong một bộ phận không nhỏ những người nghèo. Nhưng trong cái sự trông chờ, ỷ lại ấy cũng có một nguyên nhân rất quan trọng: ND nghèo bó tay trước lối thoát bởi họ không chỉ thiếu vốn mà thiếu cả trình độ tri thức để tư duy; thiếu kinh nghiệm, khoa học - kỹ thuật để vận dụng.

“Nguyên nhân đã chỉ ra thì bài toán sẽ có lời giải” - ông Nguyễn Khiển - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Sơn La, bảo vậy. Hàng chục năm công tác ở cơ sở, ông Khiển đã lăn lộn cùng ND trên những cánh đồng, trong các mô hình kinh tế-xã hội, chỉ đạo các phong trào thi đua và là một nhân tố quan trong thực hiện các phong trào thi đua này.

Ông bảo: “Xuống với ND mới thấy được ND đang khó ở cái gì, ở mức nào, từ đó mới quyết định được chỗ nào, lúc nào phải trao "cần câu", chỗ nào phải trao "con cá", nếu trao "cần câu", trao "con cá" không đúng lúc, đúng chỗ thì hiệu quả cũng sẽ thấp hơn...”.

Trợ giúp phải có hiệu quả bền vững

Từ những khảo sát thực tiễn và mục tiêu giúp ND xoá nghèo, làm giàu bền vững, Hội ND Sơn La đã có những hoạt động hiệu quả trong quá trình tham mưu, phối hợp, huy động vốn và đầu tư cho ND. Bà Hoàng Thị Thàn - Chủ tịch Hội ND huyện Quỳnh Nhai, cho biết: Với người dân nghèo, vốn đầu tư cho sản xuất kịp thời vụ luôn là vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó, việc tạo vốn cho ND xoá nghèo, làm giàu bền vững cũng phải được chú trọng.

Anh Tòng Văn Ơn, bản Bỉa, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, cho biết: ND chúng tôi đã nhận được nhiều sự đầu tư của Nhà nước, của Hội ND, giúp chúng tôi xoá nghèo về nhiều mặt: Thu nhập tăng, hiểu biết tăng lên, ý thức thi đua lao động tốt hơn và từng bước biết thêm về hạch toán kinh tế hộ khi theo dõi sát hiệu quả vốn đầu tư của gia đình.

Vì thế, hàng năm Hội ND huyện luôn chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Hội ND tỉnh, các ban ngành chức năng và doanh nghiệp để cung ứng kịp thời giống, phân bón, khoa học kỹ thuật cho ND trước mỗi vụ sản xuất. Đồng thời Hội cũng phối hợp với các ngân hàng, các dự án kinh tế-xã hội để có sự đầu tư vốn lớn hơn trong hoạt động giúp dân xoá nghèo.

Năm 2013, Hội đã chủ động cung ứng cho ND hơn 8 tấn giống ngô lai theo phương thức trả chậm; phối hợp với khuyến nông tỉnh, huyện, tổ chức hàng chục lớp tập huấn khuyến nông để tăng kinh nghiệm sản xuất cho ND; quản lý, giám sát tốt nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND thực hiện nuôi cá lồng ở xã Chiềng Bằng, vốn hỗ trợ nuôi vịt siêu thịt tại xã Mường Giôn; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân hàng chục tỷ đồng vốn sản xuất cho ND.


Related news

Chăm Sóc Lúa Đông Xuân Đảm Bảo “Ăn Chắc” Chăm Sóc Lúa Đông Xuân Đảm Bảo “Ăn Chắc”

Vụ lúa đông xuân 2014 - 2015, nông dân TP Cần Thơ xuống giống hơn 87.000 ha, lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, thời tiết đang trong mùa lạnh, thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại lúa phát triển, do đó lúa đông xuân cần được quan tâm chăm sóc và quản lý dịch hại tốt, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán 2015…

Thursday. January 15th, 2015
Những Cánh Đồng Trăm Triệu Ở Phúc Thọ (Hà Nội) Những Cánh Đồng Trăm Triệu Ở Phúc Thọ (Hà Nội)

Lâu nay, bà con nông dân vẫn có tập quán sản xuất theo thời vụ, mùa nào thức ấy. Thế nhưng, với sự hỗ trợ đắc lực của các tiến bộ kỹ thuật, mô hình trồng cây trái vụ đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chính vụ. Điều đó được chứng minh thực tế tại huyện Phúc Thọ.

Thursday. January 15th, 2015
Sản Xuất Rau Chứng Nhận VietGAP Hiệu Quả Bền Vững Sản Xuất Rau Chứng Nhận VietGAP Hiệu Quả Bền Vững

Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.

Thursday. January 15th, 2015
Ông Nguyễn Trí An Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao Ông Nguyễn Trí An Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Trồng Cà Phê Cho Năng Suất Cao

Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.

Thursday. January 15th, 2015
Đổi Đời Nhờ Trồng Cây Quý Hiếm Đổi Đời Nhờ Trồng Cây Quý Hiếm

Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.

Thursday. January 15th, 2015