Hội Nông dân cần nắm bắt tình hình nông dân thường xuyên

Hội NDVN có vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, ND.
Chức năng này chỉ được thể hiện rõ, thực hiện tốt khi Hội ND các cấp nắm bắt và phản ánh kịp thời tình hình ND, nông thôn.
Nắm bắt tình hình nông dân chưa kịp thời
Những năm gần đây nông thôn trở thành địa bàn và ND là đối tượng nhắm đến của không ít tổ chức, cá nhân có mưu đồ lợi dụng, trục lợi.
Qua một số vụ việc mới diễn ra cho thấy, việc nắm bắt và báo cáo tình hình ND của Hội ND một số địa phương trong thời gian qua chưa kịp thời.
Khoảng đầu năm 2014, một số đối tượng xấu đã nhân danh Hội NDVN kêu gọi các hộ ND sản xuất giỏi ở nhiều địa phương tham gia vào một giải thưởng.
Các đối tượng này gạ gẫm, thậm chí thúc ép các ND giỏi phải nộp một khoản tiền để được nhận giải thưởng.
Thông qua Báo NTNN và hệ thống tổ chức Hội ND các cấp, nhiều ND giỏi đã xác minh rõ giải thưởng ấy không phải do Hội NDVN tổ chức và hành vi mời chào tham gia giải thưởng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Mới nhất và đang nói hổi là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thông qua việc huy động tiền kiểu đa cấp trong ND của Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới.
Với chiêu thức dụ dỗ, đưa ra mức lãi suất “khủng”, các cộng tác viên của Trung tâm này đã huy động tiền đóng góp của rất nhiều ND, trong đó có không ít là người nghèo.
Điều đáng lưu ý ở đây là Trung tâm có dấu hiệu lợi dụng uy tín của một số cá nhân, tổ chức, trong đó có Hội NDVN để thực hiện những hành vi đó.
Đi từ việc làm cụ thể, thiết thực
Nắm bắt tình hình nông thôn, vận động, hướng dẫn của Hội ND, nhất là Hội ND cơ sở, chi, tổ hội không nên nghĩ là phải làm những việc “to tát” mà nên đi từ những sự vụ, sự việc cụ thể, thiết thực, sát sườn với hội viên, ND.
Qua những vụ việc vừa nêu, đáng lẽ với vai trò của mình, tổ chức Hội ND phải là một trong những lực lượng đầu tiên đưa ra những cảnh báo, bảo vệ hội viên, ND.
Chúng ta vẫn nói Hội ND có chức năng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, ND.
Nhưng để thực hiện được chức năng đó, cán bộ Hội ND phải có kiến thức, uy tín và kỹ năng.
Kiến thức cán bộ hội hạn chế thì khó tuyên truyền; uy tín thấp thì khó vận động, thuyết phục; kỹ năng yếu thì làm sao có thể hướng dẫn ND.
Cán bộ hội có thể có người kiến thức còn hạn chế, nhưng đứng trước một sự việc, hành vi mà bản thân chưa hiểu rõ đúng, sai thì cần có báo cáo kịp thời với tổ chức Hội các cấp, với cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng để từ đó tìm được định hướng hay giải pháp thích hợp.
Thế mạnh của tổ chức Hội NDVN là có một hệ thống tổ chức 4 cấp từ T.Ư đến Hội ND cơ sở (xã, phường).
Dưới cơ sở là mạng lưới chi, tổ hội (thôn, ấp, bản, làng).
Hệ thống tổ chức xuyên suốt và phủ rộng như vậy cũng là “đích ngắm” của nhiều đối tượng xấu lợi dụng.
Một trong những giải pháp để các cấp Hội ND ngăn chặn, phòng ngừa đối tượng xấu lợi dụng trục lợi bất chính đối với hội viên, ND chính là tăng cường nắm bắt, phản ánh, báo cáo kịp thời, thường xuyên, liên tục tình hình ND.
Thực tế, nhiệm vụ này đã được lãnh đạo T.Ư Hội NDVN thường xuyên lưu ý Hội ND các tỉnh, thành phố...
Related news

Xã viên của Hợp tác xã nông nghiệp An Chấn (HTX An Chấn) ở Phú Yên trong sản xuất lúa gặp khó khi đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít. Để phát triển kinh tế hộ, Ban quản trị HTX An Chấn đã thí điểm thực hiện mô hình trồng cỏ giàu dinh dưỡng để nuôi bò theo dự án ACIAR (trồng cỏ nuôi bò) bước đầu cho hiệu quả cao.

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi theo quy trình thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam - VietGAHP - để có nông sản sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường đang là tiêu chí quan trọng của nền nông nghiệp bền vững.

Trong đó, bán tại Hà Nội hơn 1 nghìn tấn. Giá gà lông dao động từ 37-50 nghìn đồng/kg tuỳ loại, gà đã qua chế biến 108 nghìn đồng/kg. Hiện nông dân đang tập trung chống rét, cho ăn đủ dinh dưỡng để gà khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng. Từ nay đến hết tháng 2 - 2014, dự kiến toàn huyện cung cấp cho thị trường khoảng 2 nghìn tấn gà đủ tuổi xuất bán.

Ngày 22-1, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động hiệp hội năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.

Do thiếu vốn đầu tư chăm sóc vườn cà-phê nên nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở bon Sê rê Ú, xã Ðác Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Ðác Nông đã vay vốn bên ngoài với lãi suất khá cao để chăm sóc. Nay đến hạn trả nợ cả gốc lẫn lãi, mặc dù giá cà-phê đang ở mức thấp nhưng cũng đành phải bán để lấy tiền trả nợ nên họ lâm vào cảnh trắng tay, cuộc sống hết sức khó khăn, điêu đứng.