Hội nghị tổng kết vụ nuôi Tôm nước lợ 2015

Tham dự hội nghị có đại diện Tổng Cục Thủy Sản, Cục Thú Y vùng 7, lãnh đạo các Sở, Ngành liên quan, lãnh đạo UBND, Phòng NN & PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã nuôi Tôm nước lợ, đại diện các Viện, Trường, Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh, đại diện các công ty liên quan đến Ngành Thủy sản và các Hợp Tác Xã, Tổ hợp tác đại diện người nuôi Tôm.
Theo báo cáo của Sở NN & PTNT tỉnh Sóc Trăng, vụ nuôi năm 2015, diện tích nuôi Tôm nước lợ đã lên đến gần 50.600 ha so với kế hoạch là 46.000 ha, sản lượng nuôi đạt 90.620 tấn, diện tích thiệt hại không thu hồi vốn chiếm 22%, hơn 19.000 hộ nuôi bị thiệt hại có khả năng thu hồi vốn.
Mức độ thiệt hại năm nay có giảm so với những năm trước, do người nuôi thận trọng hơn, áp dụng nhiều biện pháp thả nuôi thăm dò, chọn thời điểm thích hợp khi thả giống để tránh giai đoạn thời tiết bất lợi, áp dụng biện pháp nuôi 2 giai đoạn, nuôi an toàn sinh học…
Riêng Ngành Nông Nghiệp cũng cảnh báo kịp thời kết quả quan trắc môi trường, dịch bệnh để giúp người nuôi hạn chế thiệt hại.
Chính sách đầu tư hạ tầng thủy lợi vùng nuôi Tôm cũng được ưu tiên đầu tư, công tác kiểm tra chất lượng giống, vật tư phục vụ nuôi thủy sản được tăng cường đã góp phần làm giảm nguy cơ rủi ro cho Tôm nuôi.
Hội Nghị còn có nhiều tham luận của các Viện, Trường, Tổng Cục Thủy Sản, các công ty liên kết với người nuôi, bàn về biện pháp giảm chi phí trong nuôi Tôm.
Phát huy vai trò liên kết sản xuất giữa người nuôi với doanh nghiệp thông qua tổ chức hợp tác.
Xây dựng chuỗi gía trị Tôm thương phẩm, cảnh báo tình hình bệnh trên Tôm, những kiến nghị của các địa phương về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi thủy sản.
Lãnh đạo UBND tỉnh thống nhất với khung lịch thời vụ năm mới từ 01-12-2015 đến 30-9-2016, đồng thời chỉ đạo Ngành Nông Nghiệp và các địa phương phải tập trung mọi biện pháp cảnh báo môi trường, thông tin dịch bệnh thường xuyên cho người nuôi Tôm.
Tăng cường tần suất kiểm tra quản lý chất lượng Tôm giống và vật tư phục vụ nuôi thủy sản, xử lý nghiêm các hình thức gây tác động xấu đến môi trường;
Quản lý chặt chẽ giám sát bệnh, dịch bệnh để có biện pháp ứng phó; hạn chế mật độ nuôi đối với những hộ nuôi chưa đảm bảo yêu cầu quy mô công trình, điều kiện nuôi thâm canh.
Mục tiêu của vụ nuôi năm 2016 phải giảm tỉ lệ thiệt hại dưới 20%, theo đó UBND tỉnh Sóc Trăng sẽ ưu tiên vốn đầu tư các công trình thủy lợi xuống cấp, phát triển lưới điện phục vụ sản xuất ở vùng nuôi Tôm theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 530 hộ nuôi cá tra thương phẩm, tăng 6 hộ so với cùng kỳ 2014. Trong đó, số hộ nuôi cá thể chiếm 57,74% số hộ nuôi của toàn tỉnh. Vùng nuôi của doanh nghiệp chiếm trên 74% diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 1.319 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương giống cá tra đáp ứng yêu cầu nuôi thương phẩm trên địa bàn và một số địa phương vùng ĐBSCL.

6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn thị xã đưa vào nuôi thả 420 triệu con giống thủy sản và hàng trăm triệu giống nhuyễn thể trên tổng diện tích 7.129,8ha, trong đó 6.400ha nuôi nước lợ, 800ha nuôi nước ngọt, 300ha diện tích nuôi hầu, hà sú, 121ha nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Trị đã có gần 20 ha/950 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính và có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm...

Những năm gần đây, tỉnh Tuyên Quang có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản. Những kết quả đạt được về nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

“Từ nay đến cuối năm, sẽ hoàn thiện việc nâng cấp Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, để sang năm có thể áp dụng công nghệ chiếu xạ trong bảo quản vải thiều phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ”.