Hội nghị tổng kết vụ nuôi Tôm nước lợ 2015

Tham dự hội nghị có đại diện Tổng Cục Thủy Sản, Cục Thú Y vùng 7, lãnh đạo các Sở, Ngành liên quan, lãnh đạo UBND, Phòng NN & PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã nuôi Tôm nước lợ, đại diện các Viện, Trường, Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh, đại diện các công ty liên quan đến Ngành Thủy sản và các Hợp Tác Xã, Tổ hợp tác đại diện người nuôi Tôm.
Theo báo cáo của Sở NN & PTNT tỉnh Sóc Trăng, vụ nuôi năm 2015, diện tích nuôi Tôm nước lợ đã lên đến gần 50.600 ha so với kế hoạch là 46.000 ha, sản lượng nuôi đạt 90.620 tấn, diện tích thiệt hại không thu hồi vốn chiếm 22%, hơn 19.000 hộ nuôi bị thiệt hại có khả năng thu hồi vốn.
Mức độ thiệt hại năm nay có giảm so với những năm trước, do người nuôi thận trọng hơn, áp dụng nhiều biện pháp thả nuôi thăm dò, chọn thời điểm thích hợp khi thả giống để tránh giai đoạn thời tiết bất lợi, áp dụng biện pháp nuôi 2 giai đoạn, nuôi an toàn sinh học…
Riêng Ngành Nông Nghiệp cũng cảnh báo kịp thời kết quả quan trắc môi trường, dịch bệnh để giúp người nuôi hạn chế thiệt hại.
Chính sách đầu tư hạ tầng thủy lợi vùng nuôi Tôm cũng được ưu tiên đầu tư, công tác kiểm tra chất lượng giống, vật tư phục vụ nuôi thủy sản được tăng cường đã góp phần làm giảm nguy cơ rủi ro cho Tôm nuôi.
Hội Nghị còn có nhiều tham luận của các Viện, Trường, Tổng Cục Thủy Sản, các công ty liên kết với người nuôi, bàn về biện pháp giảm chi phí trong nuôi Tôm.
Phát huy vai trò liên kết sản xuất giữa người nuôi với doanh nghiệp thông qua tổ chức hợp tác.
Xây dựng chuỗi gía trị Tôm thương phẩm, cảnh báo tình hình bệnh trên Tôm, những kiến nghị của các địa phương về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi thủy sản.
Lãnh đạo UBND tỉnh thống nhất với khung lịch thời vụ năm mới từ 01-12-2015 đến 30-9-2016, đồng thời chỉ đạo Ngành Nông Nghiệp và các địa phương phải tập trung mọi biện pháp cảnh báo môi trường, thông tin dịch bệnh thường xuyên cho người nuôi Tôm.
Tăng cường tần suất kiểm tra quản lý chất lượng Tôm giống và vật tư phục vụ nuôi thủy sản, xử lý nghiêm các hình thức gây tác động xấu đến môi trường;
Quản lý chặt chẽ giám sát bệnh, dịch bệnh để có biện pháp ứng phó; hạn chế mật độ nuôi đối với những hộ nuôi chưa đảm bảo yêu cầu quy mô công trình, điều kiện nuôi thâm canh.
Mục tiêu của vụ nuôi năm 2016 phải giảm tỉ lệ thiệt hại dưới 20%, theo đó UBND tỉnh Sóc Trăng sẽ ưu tiên vốn đầu tư các công trình thủy lợi xuống cấp, phát triển lưới điện phục vụ sản xuất ở vùng nuôi Tôm theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Related news

Sử dụng phương pháp sạ hàng có nhiều ưu điểm như: giảm được lượng giống so với sạ lan khoảng 5 - 10 kg/công, sạ hàng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí giảm, nhưng năng suất từ bằng đến cao hơn sạ lan. Ngoài ra, sạ hàng khi bị mưa dập thì tỷ lệ chết giống cũng ít hơn sạ lan.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay, nhất là tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành nên tính liên kết thiếu bền vững.

Tại khu rẫy trồng ca cao xen chuối và dừa của gia đình ông Lê Công Hậu (thôn Xuân Phú 1, xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa), những cây ca cao còn thấp nhưng đã có trái. Gia đình ông Hậu là một trong số các hộ dân được đầu tư trồng thử nghiệm cây ca cao khi tham gia đề tài cấp tỉnh “Ứng dụng trồng cây ca cao tại Khánh Hòa (giai đoạn 1)” do Thạc sĩ Hoàng Vinh (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ) làm chủ nhiệm.

Vụ đông năm nay, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trồng 106 ha dưa chuột bao tử xuất khẩu, tăng hơn 60 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn dưa bao tử được trồng tập trung với diện tích từ 4 - 7 ha/vùng.

Theo đánh giá của ngành chức năng huyện Phú Tân và người dân: Nuôi tôm quảng canh cải tiến và sử dụng chế phẩm sinh học mang tính bền vững và an toàn. Nhiều nông dân đã phát triển kinh tế khá từ mô hình này. Cũng theo bà con nông dân, nuôi tôm quảng canh cải tiến giúp bà con đúc kết kinh nghiệm, nâng cao kiến thức về kỹ thuật nuôi, tích lũy vốn để tiến tới nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả hơn.