Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 các tỉnh phía Bắc

Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 các tỉnh phía Bắc
Ngày đăng: 02/05/2015

Tham dự Hội nghị có 120 đại biểu là đại diện các đơn vị thuộc Tổng Cục Thủy sản, lãnh đạo các Sở Nông nghiệp, các Chi cục Thủy sản, Trung tâm Thủy sản 11 tỉnh, Hội Nghề cá Việt Nam, một số doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn và chế phẩm sinh học… và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, địa phương.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2014 cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi tôm nươc lợ với diện tích thả nuôi là 699.725 ha, đạt sản lượng 661.074 tấn, riêng 11 tỉnh phía Bắc nuôi với diện tích là 39.312 ha, chiếm 5,6% diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước, đạt sản lượng 49.802 tấn, chiếm 7,5% tổng sản lượng tôm nuôi.

Các tỉnh đạt sản lượng lớn là Nghệ An, Nam Định, Quảng Ninh… So với các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh miền Nam, các tỉnh ven biển miền Bắc bị ảnh hưởng thời tiết nhiều (nhiệt độ chệnh lệch cao, lũ, bão…), nên mùa vụ nuôi khác các tỉnh phía Nam, thời gian nuôi ngắn, đối tượng lựa chọn chủ yếu là tôm chân trắng, năng suất nuôi thâm canh bình quân 15 tấn/ha.

Năm 2014 là năm thắng lợi của nuôi tôm nhưng rủi ro vẫn rất lớn. Các bệnh đốm trắng, chết sớm… vẫn đe dọa và là nỗi sợ hãi của người nuôi tôm. Để hạn chế dịch bệnh, hạn chế thiệt hại cho người nuôi tôm, vụ tôm năm 2015, Hội nghị đưa ra một số giải pháp sau:

Một là, về phát triển tôm

- Phát triển vùng nuôi công nghiệp tập trung sử dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Ứng dụng rộng rãi nuôi theo Quy phạm VietGAP

- Đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh, tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường, nhằm hạn chế dịch bệnh

Hai là, về quản lý giống

- Nâng cao chất lượng giống, tiếp tục nghiên cứu chọn giống để chủ động nguồn tôm bố mẹ trong nước

- Thực hiện kiểm tra, truy xuất nguồn gốc tôm bố mẹ tại các nước có xuất khẩu tôm bố mẹ vào Việt Nam

- Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh tôm giống, cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường…

Ba là, về khoa học công nghệ

Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển giống tôm nước lợ, phấn đấu năm 2015 sản xuất được tôm bố mẹ trong nước phục vụ cho sản xuất.

Bốn là, về khuyến ngư

Xây dựng và phổ biến những mô hình nuôi tôm hiệu quả cao và bền vững, an toàn sinh học tới đông đảo người nuôi tôm, đồng thời tăng cường tập huấn cho ngư dân.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Rộng Mô Hình Trồng Tiêu Trên Cây Trụ Sống Ở Ia Hrú (Gia Lai) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Tiêu Trên Cây Trụ Sống Ở Ia Hrú (Gia Lai)

Trồng tiêu trên cây trụ sống là một mô hình kinh tế mới được nông dân huyện Chư Pưh (Gia Lai) áp dụng trong 5 năm trở lại đây. Với những hiệu quả thiết thực mà cách làm này mang lại, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã và đang tích cực phát triển, từng bước nhân rộng mô hình. Ia Hrú được xem là một xã điển hình như thế.

03/10/2012
Các Biện Pháp Hữu Hiệu Phòng Ngừa Bệnh Ở Cá Biển Nuôi Lồng Các Biện Pháp Hữu Hiệu Phòng Ngừa Bệnh Ở Cá Biển Nuôi Lồng

Trong môi trường tự nhiên, ít khi xảy ra hiện tượng cá bị bệnh chết với một số lượng lớn, nếu các điều kiện môi trường không trở nên xấu đi. Trong môi trường tự nhiên, cá có một cuộc sống bình an, tự do di chuyển và ít khi bị chết

02/06/2011
Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng Ở Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng Ở Huyện Cai Lậy (Tiền Giang)

Khi vụ lúa hè thu chính vụ ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) thu hoạch rộ cũng bắt đầu "mùa" của nghề nuôi vịt chạy đồng. Những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nuôi vịt chạy đồng bao phen "chìm nổi" với nghề.

05/10/2012
Xuất Hiện Bệnh Lạ Hại Lúa Nếp Xuất Hiện Bệnh Lạ Hại Lúa Nếp

Ngày 4-10, các chuyên gia của Đại học Nông nghiệp I và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương đã đến xã Quyết Thắng (Thanh Hà) lấy mẫu xét nghiệm giống lúa nếp lai bị một loại bệnh lạ gây thối thân lúa.

06/10/2012
Trồng (Dọc Mùng) Bạc Hà Trúng Mùa Trồng (Dọc Mùng) Bạc Hà Trúng Mùa

Nhắc đến xã Thạnh Hội (Tân Uyên) người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “cù lao hành”. Nhưng đến Thạnh Hội vào thời điểm này cây hành dường như đã trở thành “thứ yếu” vì cây bạc hà mới là cây trồng chủ lực.

14/02/2011