Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Các Tỉnh Phía Nam Năm 2013

Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo. Đây là nội dung chính được nêu ra tại hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ các tỉnh phía Nam năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 do Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức vào sáng 25/11. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng Cục trưởng Tổng cục thủy sản Vũ Văn Tám; Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng chủ trì hội nghị.
Năm 2013, cả nước có 30 tỉnh, thành nuôi tôm nước lợ; trong đó, có 12 tỉnh nuôi tôm trái vụ. Tính đến thời điểm này, diện tích thả nuôi đạt trên 652.600 ha; sản lượng thu hoạch tôm đạt gần 476.000 tấn; giá trị xuất khẩu đạt 2,5 tỷ đôla. Trong đó, khu vực ĐBSCL chiếm 92,5% về diện tích và gần 80% sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước.
Điểm nổi bật vụ nuôi tôm năm 2013 là các nước trong khu vực sụt giảm sản lượng tôm đáng kể do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp nên nhu cầu nguyên liệu tăng kéo theo giá tôm cũng tăng theo. Tận dụng cơ hội này, Tổng cục Thủy sản cho phép phát triển nuôi tôm chân trắng vụ 3 ở những khu vực có lợi thế với phương thức nuôi thâm canh, bán thâm canh ở cả quy mô nông hộ và quy mô nông trại bước đầu tháo gỡ khó khăn cho người nuôi tôm sau nhiều vụ mùa thất bát như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh.
Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, công tác chỉ đạo, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2013 vẫn còn hạn chế nhất định.
Với những khó khăn nêu ra, đại diện Sở NN&PTNT một số tỉnh, thành từ Khánh Hoà đến Cà Mau trình bày tham luận về quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản; tình hình chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ; tình hình nuôi tôm và công tác quản lý thủy sản; quản lý sản xuất tôm; quản lý thức ăn thủy sản. Từ đó, làm cơ sở để Bộ NN&PTNT triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 phù hợp với tình hình thức tế, đạt hiệu quả cao nhất.
Related news

Giá cá tra trượt dốc thảm hại không chỉ làm cho người nuôi cá và các doanh nghiệp chế biến “chết ngộp”, mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho cá cũng “chết” theo.

Không phải ai nuôi trăn cũng thành công, thậm chí có người còn trắng tay. Vậy mà trại trăn của anh Thái Vinh Thai ở khóm 4, thị trấn Tri Tôn – An Giang vẫn đầu ra ổn định và ngày càng phát triển. Gần đây anh lại có thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu da trăn giúp cho anh thêm tự tin đầu tư nuôi trăn.

Những năm qua, nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số quay vòng đất, tăng năng suất trên đơn vị diện tích,cây trồng vụ đông ở xã Xuân Lâm (Nam Đàn, Nghệ An) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó dưa chuột được xem là một trong những cây chủ lực...

Tận dụng đất trống trước nhà, anh Nguyễn Ngọc Thơ (30 tuổi), ở thôn Trung An, xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng chuồng trại để nuôi bồ câu Pháp.

Dày công cực khổ cả năm trời trồng rau theo quy trình VietGAP, ấy thế mà khi chứng nhận lại không đạt tiêu chuẩn, “Tất cả chỉ tại con gà”.