Tìm giải pháp khắc phục meo nấm kém chất lượng

Về kỹ thuật ủ rơm, anh Bực cho biết những hộ trồng nấm nơi đây rất thành thạo, vì hộ nào cũng đã hơn 10 năm làm nghề này. Thời tiết khi thế này, khi thế khác, nhưng đối với những hộ trồng nấm rơm trong nhà, họ chủ động được thời tiết, nhiệt độ, nhưng nấm vẫn có đợt trúng, đợt thất. Chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ ở ấp Long Phú, xã Hòa Long cho biết, lo ngại rơm chở từ đồng nước mặn về sẽ làm giảm năng suất, nhưng khi sử dụng rơm đồng tại chỗ cũng bị thất... Từ những yếu tố trên, nhiều hộ trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung cho rằng do meo giống kém chất lượng.
Một ghe rơm trồng được khoảng 1.400m dòng, nếu năng suất đạt khá thì thu hoạch khoảng 1.500kg nấm, lợi nhuận khoảng 15 triệu đồng; còn thất hái chỉ từ 5 - 7 trăm ký, số tiền thua lỗ cũng tương đương với số lợi nhuận. Anh Bực cho biết, năm 2014 gia đình anh bị lỗ liên tiếp nhiều vụ, nhiều hộ cùng địa phương cũng thua lỗ. Song, việc nhận dạng meo đạt chất lượng hay không thì nông dân chưa đủ khả năng.
Về vấn đề meo giống, Phòng Nông nghiệp huyện đã đề nghị Chi cục Quản lý nông, lâm, thủy sản tỉnh cho kiểm tra chất lượng các lò meo, nhận thấy một số lò meo phát triển tương đối yếu (đã thông báo để các lò meo điều chỉnh). Ngành nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục đề nghị kiểm tra liên tục nhiều đợt meo để có kết luận chính xác. Huyện còn thỏa thuận với Công ty DasCo Đồng Tháp để cung ứng meo nấm chất lượng cho nông dân trồng nấm rơm. Hiện tại, công ty đang trình diễn meo nấm đối với 2 hộ trồng nấm rơm trong nhà ở huyện Lai Vung, tuy nhiên đến nay chưa đánh giá được kết quả trình diễn. Sắp tới, huyện tiếp tục tổ chức nhiều điểm trình diễn meo nấm của Công ty DasCo, nếu đạt kết quả sẽ khuyến cáo rộng rãi để nông dân sử dụng.
Hằng năm, nông dân huyện Lai Vung trồng khoảng 1.000ha diện tích nấm rơm, chưa kể những hộ đi nơi khác để thuê đất trồng; sản lượng trung bình mỗi năm từ 6.000 - 10.000 tấn nấm, cung cấp cho thị trường khắp nơi. Mặc dù thời gian qua năng suất trồng nấm bị ảnh hưởng, nhưng do đây là nghề truyền thống, nhiều hộ vẫn theo đuổi nghề, vì vậy mà hàng năm diện tích trồng nấm rơm vẫn không giảm.
Hiện mô hình trồng nấm rơm trong nhà được vài hộ sản xuất và đã đánh giá thành công bước đầu dò chủ động được thời tiết, nhiệt độ, hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và nâng cao năng suất, hiệu quả. Vì vậy, nếu địa phương giải quyết được khó khăn về tình trạng meo nấm sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả cho đại bộ phận nông dân ở huyện Lai Vung chuyên sống bằng nghề trồng nấm rơm.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp Mười (ĐTM) là vùng đất nhiễm phèn vốn không phù hợp với việc nuôi cá tra. Vậy mà hiện nay, mỗi năm đã có hàng chục ngàn tấn cá tra được nuôi ở ĐTM nhờ sức sáng tạo của nông dân địa phương. Một hướng đột phá độc đáo đang mở ra triển vọng lớn cho ĐTM và cả nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.

Nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt động vật ngoài những gia súc truyền thống, nhiều hộ dân ở các huyện ngoại thành (TP.HCM) đang rộ lên phong trào nuôi con đặc sản (thỏ, ếch, nhím, cá sấu…) để cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu. Nghề này có thể giúp người dân thu lãi lớn nhưng cũng đối mặt với không ít rủi ro...

Thời điểm khoảng 10 năm trước đây, diện tích cây mãng cầu ta tại Bình Thuận lên đến hơn 1.200 ha. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, nhất là do năng suất và chất lượng không như mong đợi nên người trồng chặt bỏ thay thế bằng cây trồng khác. Chính vì vậy mới đây, đơn vị chức năng ở địa phương đã tiến hành thực hiện đề tài ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tìm lại “chỗ đứng” cho cây mãng cầu ta…

Mấy ngày nay, giá thịt gà liên tục tăng. Theo các tiểu thương, thịt gà tăng giá không phải do nguồn cung khan hiếm mà do dịch cúm gia cầm đang khiến cho người chăn nuôi dè chừng khi bán ra nên giá có xu hướng tăng.

Trước đây, do chỉ độc canh cây lúa, hiệu quả thấp, đời sống gia đình anh Lê Hồng Phương (xã Tân Quý Tây, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) thường thiếu trước, hụt sau. Năm 2001, khi về quê vợ ăn giỗ nghe nói ở đây có người “phất” lên nhờ trồng củ cải trắng, thế là anh khăn gói “tầm sư học đạo”.