Nông dân ta rất giỏi và sáng tạo
Phát biểu tại buổi tiếp kiến, thay mặt Lãnh đạo Hội NDVN và nông dân cả nước, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết của đoàn đại biểu nông dân xuất sắc năm 2015 và ành thời gian tiếp, trao đổi thân mật với đoàn.
Các tấm gương nông dân xuất sắc vui mừng khi được đón nhận quà kỷ niệm từ Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Ông Nguyễn Quốc Cường cho biết, Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam”, bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” được T.Ư Hội NDVN chỉ đạo tổ chức lần đầu tiên năm 2013 đã thành công, gây được tiếng vang, nhận được sự cổ vũ, đồng tình, hưởng ứng của đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân cả nước.
Hầu hết, những nông dân xuất sắc được tôn vinh năm 2013, 2014 hiện đều vẫn đang phát huy tốt.
Năm 2015, Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” là một trong những hoạt động trọng tâm của Hội NDVN hướng tới chào mừng Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc, Đại hội lần thư XII của Đảng…
Ông Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam, thay mặt Lãnh đạo Trung ương Hội NDVN và 63 nông dân xuất sắc 2015 báo cáo với Phó Chủ tịch nước tại buổi hội kiến. Ảnh: Đàm Duy
Thay mặt đoàn “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015”, ông Phạm Văn Hinh (điển hình nông dân xuất sắc tỉnh Lào Cai), ông Nguyễn Hoàng Nam (điển hình nông dân sáng chế giỏi tỉnh Trà Vinh) bà Nguyễn Thị Thiện Mỹ (nông dân xuất sắc tỉnh Kon Tum) đã bày tỏ tình cảm trân trọng của nông dân cả nước đối với Đảng, Nhà nước, Hội ND và đề xuất, kiến nghị một số vấn đề liên quan đến khó khăn, vướng mắc của nông dân hiện nay.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bày tỏ vui mừng được tiếp kiến đoàn đại biểu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015”; khẳng định vai trò, vị trí của Hội NDVN, giai cấp NDVN trong lịch sử, nhất là trong các thời kỳ cách mạng có Đảng lãnh đạo, thời kỳ đổi mới; bày tỏ niềm phấn khởi trước những đóng góp to lớn của nông dân Việt Nam đối với những thành tựu của đất nước…
Tại buổi tiếp kiến, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng chia sẻ những khó khăn, thách thức của nông nghiệp, nông dân, nông thôn khi Việt Nam hội nhập với thị trường Asean, gia nhập TPP; đề nghị Hội NDVN tiếp tục có những hoạt động hỗ trợ, tập huấn giúp nông dân vượt qua thách thức của hội nhập “Nông dân ta rất giỏi, sáng tạo, sáng chế, cải tiến ra rất nhiều loại máy móc, thiết bị.
Trí tuệ người Việt Nam ở đâu cũng có, không phân biệt thành phố, nông thôn, thành phần dân tộc, quan trọng là môi trường, có cơ hội để phát huy…” - Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu.
Cuối buổi tiếp kiến, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tặng quà lưu niệm cho các điển hình “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” và chụp ảnh lưu niệm với đoàn.
Chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam” do Trung ương Hội Nông dân VN chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chỉ đạo.
Đơn vị tổ chức thực hiện là Báo Nông thôn Ngày nay, Công ty Hợp tác Phát triển Quốc tế, Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền.
Lễ tôn vinh các điển hình nông dân Việt Nam xuất sắc 2015 sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn vào 20 giờ, ngày 14.10.2015 với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam và các bộ ngành và 63 điển hình nông dân xuất sắc.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
"Người ta thì đi mua hoa, sắm tết, còn mình thì đi cắt cỏ, nhiều lúc chất chở trên xe toàn là cỏ đi trên đường trong những ngày giáp tết cũng ngại lắm. Nhưng mình nuôi bò là phải chịu cực vậy thôi. Chứ mấy ngày Tết, còn đi chúc tết, thăm người thân, thời gian đâu mà đi cắt cỏ về cho bò"- ông Ba cho hay.
Được biết, trước kia do giống dê thường có kích thước, trọng lượng nhỏ, nên mỗi lứa dê nái chỉ đẻ một con, chủ nuôi nào “mát tay” lắm thì mỗi lứa dê cái đẻ 2 con. Nhưng hiện nay do giống dê có kích thước và trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần, nên số con đẻ trong một lứa cũng tăng lên, thường là 3con/lứa, có trường hợp 4 con/lứa.
Qua nhiều năm làm từ thiện tôi thấy cho người nghèo bao nhiêu gạo thì hết bấy nhiêu và không mang lại hiệu quả cao. Đi nhiều nơi và cuối cùng tôi nghĩ ra ý tưởng là: Muốn người nghèo thoát nghèo thì phải cho cần câu chứ không thể cho hoài con cá. Thực tế qua 10 năm công tác tại địa phương tôi nhận thấy bà con muốn có nghề để thoát nghèo nhưng lại thiếu tư liệu SX và vốn đầu tư.
Không biết từ bao giờ, vùng quê Sơn Tiến lại được mệnh danh “thủ phủ” của nghề chăn nuôi dê núi nổi tiếng nhất ở huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nghề nuôi dê ở đây không chỉ trở thành thương hiệu, thành một phong trào toàn xã, mà còn giúp nhiều hộ dân từ chỗ thiếu ăn nhanh vươn lên làm giàu.
Đối với huyện Tri Tôn (An Giang), phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với hiệu quả thiết thực. Với lợi thế còn quỹ đất rộng, địa phương có điều kiện phát huy các mô hình sản xuất lớn, liên kết làm ăn theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và người dân.