Tàu nằm bờ vì chờ mẫu lưới

Đứng bên con tàu vỏ thép Hải Cảng 1 mang số hiệu BĐ 99009 của mình, ngư dân Nguyễn Việt Hằng (TP.Quy Nhơn, Bình Định) ngao ngán:
“Thời điểm này đang mùa ăn nên làm ra trên biển mà tàu của gia đình tôi vẫn chưa thể vươn khơi.
Nếu đợi thêm thời gian nữa thì lại trúng mùa gió chướng, lúc đó ra khơi cũng phập phù với mưa bão.
Tôi sốt ruột lắm”.
Nhận bàn giao từ ngày 27.8 nhưng gần 2 tháng trôi qua tàu vỏ thép của ngư dân Nguyễn Việt Hằng vẫn nằm bờ.
Theo ngư dân Hằng, kể từ lúc nhận bàn giao cho đến nay con tàu Hải Cảng 1 của ông vẫn nằm bờ vì chờ ngư lưới cụ đồng bộ theo tàu.
Vì thế, ngày nào ông cũng phải chạy vạy, lo chỗ đậu cho tàu.
“Lúc trước tôi làm việc với Hải Đoàn 48 họ cho thuê đậu tạm, đóng phí hằng ngày nhưng vì có tàu cảnh sát biển vào nên phải tạm di chuyển đậu tại khu vực cảng cá Quy Nhơn.
Nhưng rồi cũng không được phần vì gây vướng cho các đò của Hải Minh vẫn qua lại lâu nay, phần vì sợ các tàu lớn khác của ngư dân cũng kéo về đậu.
Vừa rồi họ mời qua làm việc nói phải dời tàu đi chỗ khác nhưng đang cố năn nỉ họ cho đậu vài ngày nữa chờ Hải Đoàn có chỗ thì dời đi”- ngư dân Hằng nói.
Được biết, mẫu lưới này do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định đặt hàng cho Trường Đại học Thủy sản Nha Trang thiết kế.
Sau đó UBND tỉnh duyệt thì ngân hàng mới giải ngân để làm.
Với nhiều ưu thế hiện đại, mẫu lưới mới sẽ khai thác được cả ngày lẫn đêm nên rất có lợi cho ngư dân.
Ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định, thông tin, khi triển khai Nghị định 67, có quy định khi ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ thép và mua lưới cụ thì phải có mẫu ngư lưới cụ được phê duyệt.
Tuy nhiên Bộ NNPTNT lại không quy định rõ đơn vị nào được phê duyệt nên cần phải làm văn bản báo cáo gửi Bộ.
Ông Hổ cho biết:
“Hiện, đã có mẫu lưới cho tàu vỏ thép do Trường ĐH Thủy Sản Nha Trang thiết kế và ngành chức năng trong tỉnh đã thẩm định xong nhưng vẫn phải chờ ý kiến ngoài Bộ.
Nếu Bộ đồng ý để Sở NNPTNT chịu trách nhiệm về mẫu lưới thì chúng tôi sẽ phê duyệt ngay để ngân hàng giải ngân, ngư dân nhanh chóng được vươn khơi”.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá lồng bè của Công ty An Phú là một trong những mô hình nuôi lớn nhất về lồng bè tại Bến Tre. Công ty đã đầu tư trên 40 tỷ đồng để xây dựng mô hình nuôi ven sông Tiền trên diện tích đất thuê 9,3ha mặt nước. Chiều ngang khu nuôi trên 100m, chiều dài 1.080m với 408 lồng bè. Công ty đã thả cá giống khoảng 5 tháng với công suất hoạt động chiếm 50% tổng số lồng bè.

Sáng ngày 16/10, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ phối hợp với Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức hội thảo “Công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành Cá Việt Nam”.

Đồng Quế là một xã nghèo của huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) còn nhiề khó khăn, với địa hình hiểm trở, đa phần là đồi núi, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhưng không vì thế mà người dân Đồng Quế đầu hàng với số phận, họ vẫn nung nấu quyết tâm, không ngừng vươn lên để tìm cho mình cách phát triển kinh tế..

Là một trong năm trang trại được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea Súp (Đắc Lắk) cấp giấy chứng nhận hoạt động, trang trại chăn nuôi của gia đình anh Nguyễn Văn Hoạt (sinh năm 1987) ở thôn 10, xã Ea Lê đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Trong khuôn khổ chương trình do quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn VinGroup (Hà Nội) tài trợ, ngày 17/10, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã tổ chức bàn giao 130 con bò giống cho các hộ nghèo ở các địa phương trên địa bàn huyện.