Triệu Phú Nhãn Xuồng Cơm Vàng
Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.
Vườn nhãn xuồng cơm vàng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của nhà ông cho năng suất khá cao, trung bình 7 tấn/ha/vụ.
Ông Tường chia sẻ, trước đây gia đình ông rất khó khăn, nhà có 3ha đất nhưng ông cứ loay hoay hết trồng điều đến trồng ngô nhưng thu nhập không đủ sống. Sau nghe lời bà con, ông chuyển qua trồng nhãn da bò thì lại bị mất mùa. Cuộc sống càng khó khăn khi ông không đủ tiền trang trải cuộc sống gia đình, lo cho học phí của các con.
Nhưng ông quyết không từ bỏ, bởi ông nghĩ chắc chắn mình thiếu kinh nghiệm trồng, chứ đây đã là vùng đất có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp nhất cho trồng nhãn rồi.
Thế là ông khăn gói lên đường “tầm sư học đạo” khắp nơi. Sau được sự tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, năm 2007 ông xin vào làm thành viên của HTX Nhân Tâm và quyết tâm chuyển ghép 2ha cây nhãn da bò sang trồng nhãn xuồng cơm vàng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Năm 2011, ông bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên và kết quả bất ngờ là nhãn xuồng cơm vàng cho năng suất cao 7 tấn/ha/vụ, tăng 20% so với sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng trồng theo phương pháp truyền thống. Ông Tường cho biết hiện giá nhãn xuồng cơm vàng thương lái thu mua tại vườn là 20.000 đồng/kg, riêng đối với nhãn đạt tiêu chuẩn VietGAP giá bán lên tới 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt được khoảng 130 triệu đồng/ha/vụ.
Chính nhờ tính chăm chỉ cần cù, không ngại khó mà gia đình ông đã có cuộc sống ổn định và thoải mái hơn từ sau khi chuyển qua trồng nhãn xuồng cơm vàng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông cũng đã có đủ tiền lo cho 2 người con của mình vào học đại học.
Ông Đào Xuân Hiếu – Chủ nhiệm HTX Nhân Tâm cho biết: “Nhờ xây dựng quy trình VietGAP được các thạc sĩ, kỹ sư của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh tư vấn hỗ trợ nên khống chế rụng 70 - 80%, nhờ đó cho năng suất cao. Dự kiến đến tháng 9.2013 các hộ trồng nhãn xuồng cơm vàng, trong đó có hộ ông Tường, sẽ được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Khi đó sẽ càng rộng đường cho sản phẩm vào các siêu thị, nhà hàng, thậm chí xuất khẩu”.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 27/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò thịt F1 (BBB lai sind), chương trình cung ứng tinh dịch lợn giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo và nhân rộng mô hình chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc.
Về Tân Khánh những ngày này, chúng tôi được hòa cùng không khí nhộn nhịp của những người chăn nuôi, từ việc cung ứng cám, thuốc thú y, chăm sóc cho đàn gà, rồi cảnh tập nập xe tải đến thu mua. Dọc trục đường từ xóm Hoàng Mai, qua Na Ri, xóm Tranh, Kê…trên những quả đồi bát úp là thấp thoáng chuồng trại lợp proximăng để che mưa nắng cho gà. Những con gà ri sắp đến ngày được xuất bán, lông vàng tươi, mượt mà chỉ nhìn thôi cũng đủ thích mắt.
Người xưa có câu “Giàu nuôi chó, khó nuôi dê”, ý nói nuôi dê rất dễ, không tốn kém, không cần chuồng trại, các vùng núi chỉ cần thả dê sống trên núi đồi mà không tốn thực phẩm. Với giá bán cao, dê hiện là gia súc được nhiều hộ nông dân nuôi để “xóa đói, giảm nghèo”.
Hướng ra biển và phát huy tiềm năng kinh tế biển là mục tiêu mà huyện Thái Thụy (Thái Bình) đang tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện, nhất là trong các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy hải sản nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
Dầu vừa hạ giá thêm, còn tàu đánh trúng gần đầy khoang, cá to đầy ắp. Cá to bán chợ xa càng trúng giá cao. Cá thu, cá hồng, cá bớp… loại nào cũng có giá tăng thêm khoảng 20% so những tháng bình thường trong năm. Lúc này các chợ lớn, nhà hàng đang “săn đón” mua bằng hết.