Hối hả nhổ mì chạy mưa

Anh Út, một nông dân có 6 ha mì trồng trên đất ruộng ở ấp Cầy Xiêng, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho biết, mặc dù thời tiết năm nay hạn hán nhưng anh cũng đã tính đến việc nhổ mì sớm.
Tuy nhiên, chưa kịp kêu công thì đã xảy ra trận mưa lớn dữ dội vào đêm 13.6, làm đám mì bị của anh ngập trong nước. Sáng 14.6, anh huy động gần 100 nhân công để nhổ gấp đám mì trên, nếu để càng lâu thì củ mì sẽ bị thối không bán được.
Anh Út cho biết thêm, hiện nhà máy thu vào 2.400 đồng/kg (đủ 30 chữ bột) nhưng đám mì của anh chỉ đạt khoảng 23 đến 24 chữ bột nhưng vẫn phải thu hoạch nếu không muốn bị trắng tay. Anh Út cho rằng, với giá mì cao như hiện nay, dù củ mì của anh có chữ bột thấp nhưng vẫn có lãi.
Còn tại một địa điểm trồng mì ruộng xen canh cao su ở xã An Cơ, huyện Châu Thành, chủ ruộng mì phải dùng máy bơm để bơm nước từ ruộng ra ngoài kênh để nhân công thu hoạch mì.
Một chủ ruộng mì khác cho biết, dù cố gắng nhổ mì thật nhanh nhưng nhiều củ vẫn bị thối, khiến năng suất giảm nên lãi chẳng bao nhiêu.
Hàng năm, nông dân trồng mì trên đất ruộng đều đánh cược với… “ông trời”, và đã có không ít người trắng tay vì mưa sớm, mì ở đất ruộng bị ngập nước không kịp thu hoạch, dẫn đến thối củ.
Có thể bạn quan tâm

Đây là năm thứ ba liên tiếp người trồng mía ở ĐBSCL bị thua lỗ. Hiện nay, giá mía 10 chữ đường đang được thu mua tại nhà máy đường Sóc Trăng là 910 đồng/kg và thương lái thu mua tại ruộng chỉ dao động từ 600 - 650 đồng/kg.

Theo nhiều hộ trồng mì tại huyện Long Thành (Đồng Nai), trước tết khi mới bước vào vụ thu hoạch, giá củ mì tươi bán tại rẫy đã tăng đến 2.600 đồng/kg, nhưng hiện tai, giá mì đã giảm xuống còn 1.800 đồng/kg đối với mì 30 độ và 1.700 đồng/kg đối với mì 25 độ.

Không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chi phí phân, thuốc, nông dân Nguyễn Hữu Nhi, ấp Mương Điều B, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) trồng mía trên diện tích 2.000 m2, mỗi năm 1 vụ cho thu nhập trên 80 triệu đồng. Mô hình này đang được chi bộ ấp phát động nhân rộng để tăng thu nhập cho nông dân.

Chi cục BVTV Lâm Đồng cho biết, trong những ngày gần đây, tình hình dịch hại trên cây lúa của tỉnh Lâm Đồng đang có chiều hướng gia tăng.

Cây khoai mì (sắn) hiện là cây công nghiệp chủ lực và thu cả tỷ USD mỗi năm nhờ xuất khẩu. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ tập trung vào thương lái, người nông dân trồng khoai vẫn nghèo.