Hội chợ trang trại độc đáo trên đất Mỹ
Nước Mỹ hiện nay chiếm một trong những vị trí hàng đầu trên thế giới về nông nghiệp.
Nhưng số lượng chủ trại trong nước không lớn lắm: Chỉ có 20% số người Mỹ làm việc trong ngành nông nghiệp.
Hiện nay chính quyền Mỹ – từ cấp liên bang đến các địa phương đều tin tưởng rằng cần tạo ra những việc làm mới trong nông nghiệp.
Có thể, họ muốn giải thoát khỏi “sự tấn công của Fastfood (thức ăn nhanh)”.
Ý kiến này được các chuyên gia và chính các chủ trại phát biểu, trên cơ sở hiện nay nhà nước đang cố gắng dành cho những người làm nông nghiệp nhiều khoản ưu đãi hơn trước.
Các hội chợ trang trại ở Mỹ được tiến hành khắp đất nước, nhưng phong phú nhất là ở miền Trung Tây.
Bang Iowa được gọi là bang “nông nghiệp nhất” nước Mỹ.
Ở đây người ta trồng phần lớn đậu nành, ngô và các giống cây khác của nước Mỹ.
Các chủ trại từ miền Trung Tây cung cấp sản phẩm của mình cho các vùng khác nhau của đất nước, và rất tự hào về công việc của mình.
Niềm tự hào ấy được thể hiện trong các câu chuyện riêng và trên các biển quảng cáo dọc những con đường ở Iowa.
Chúng nhắc nhở khách bộ hành rằng “một chủ trại nuôi sống 75 người”.
Những chủ trại này kể rằng nông nghiệp ở nước họ trước hết là một ngành kinh doanh lớn.
Nhưng hình thức trang trại gia đình ở Mỹ có truyền thống lâu đời.
Nhiều gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác (ông, bà, bố, mẹ, con cái, chú, bác) đều trồng một loại cây và tự tạo công ăn việc làm cho mình.
Nhiều người kể rằng họ có 10-12 ha đất.
Các chủ trại này sống và làm việc cách thành phố Des Moines, thủ phủ của bang Iowa không xa.
Theo các chủ trại, điều kiện trồng cây ăn quả ở Iowa cũng như ở các bang khác, rất tốt.
Năm nay, nhiều gia đình thu hoạch khá hơn nhiều so với năm ngoái.
“Được như vậy là nhờ mưa” - chủ trại trẻ 16 tuổi nói.
Thông thường ở phần lớn lãnh thổ Mỹ, lượng mưa đạt từ trung bình đến dồi dào. Có nghĩa là điều kiện để tiến hành sản xuất nông nghiệp trên cả nước rất thuận lợi.
Các chủ trại kể rằng 10 năm gần đây ngày càng có nhiều trang trại chuyển vào tay hợp tác xã.
Có gần 1/5 tổng thu nhập của các hợp tác xã là do các chủ trại đóng góp.
Các gia đình nhỏ không muốn vào hợp tác xã cũng thu nhập không tồi.
Ví dụ, trong vụ khoai tây năm nay, chị Chelsea (bên trái) và gia đình chị thu nhập 40-50 ngàn USD.
Chelsea mới 29 tuổi.
Môt kg khoai tây của chị giá 3 USD.
Làm trang trại là nghề chính của chị.
Sắp tới chị tốt nghiệp trường cao đẳng nông nghiệp.
Chelsea nói rằng từ nhỏ chị thích ở ngòai đồng.
Cả gia đình chị đều làm trang trại.
“Chúng tôi có 10 ha đất.
Chúng tôi hoàn toàn tự gieo trồng lấy.
Còn vào lúc thời vụ, chúng tôi thuê người làm và trả mỗi giờ 15 USD”, - cô gái chia sẻ.
Chị là người bảo vệ hình thức trang trại gia đình và phê phán xu hướng mở rộng trang trại.
Chelsea cho rằng hợp tác xã chỉ nghĩ tới lợi nhuận, ngoài ra, ở quy mô lớn, họ sử dụng các phương pháp nguy hiểm đối với môi trường xung quanh.
Chủ trại bán táo bên cạnh bổ sung rằng ở Mỹ nói chung cả trang trại gia đình lẫn hợp tác xã đều bị phê phán vì gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
4 thập niên gần đây, trong nông nghiệp, người ta ngày càng sử dụng nhiều phân hóa học để diệt cỏ và sâu.
Vì vậy, không thể nói rằng tất cả sản phẩm do các chủ trại làm ra là an toàn 100% đối với sức khỏe.
Nhưng dù sao, ở Mỹ, rau quả tươi địa phương ngày càng được ưa chuộng.
Kết quả là số lượng các hội chợ trang trại trong 10 năm gần đây tăng gấp đôi, khiến cho nghề làm trang trại trở nên có giá.
Ảnh trên giới thiệu một gia đình chuyên trồng cà rốt, củ cải, rau diếp.
Trung bình những gia đình như vậy thu nhập một vụ được 50.000-60.000 USD, với điều kiện ngày nào cũng mang hàng ra chợ bán.
Theo các chủ trại, nhìn chung, mức sống của các chủ trại ở Mỹ được đánh giá vào loại cao, tuy nhiên để có thu nhập họ “phải làm việc từ sáng đến tối”.
Theo các số liệu chính thức, hiện nay thu nhập của một gia đình chủ trại trung bình bằng ¾ thu nhập của một gia đình thành phố.
Ông Rick 62 tuổi bán cà chua ở hội chợ.
Ông thường đến đây cùng vợ, nhưng hôm nay với hàng xóm.
Tất cả họ đều là chủ trại.
Một kg cà chua giá 2-3 USD. Một số chủ trại cũng nói về những khó khăn của mình.
Ví dụ, hiện nay giá các thiết bị kỹ thuật, phân bón, thốc trừ sâu tăng nhanh hơn doanh thu sản phẩm.
Phần lớn các chủ trại là nam giới lớn tuổi, tuổi trung bình của nhiều người trong họ là 55, tuy nhiên, tại hội chợ có không ít nữ chủ trại trẻ giống như người mẫu.
Một số đến để phụ việc cho bố mẹ, số khác nói rằng làm trang trại là công việc chính trong cuộc đời họ.
Khi được hỏi trở thành chủ trại có khó không, một chủ trại nói: “Bạn chỉ cần muốn là được, và sẽ có tất cả. Mọi điều kiện để thực hiện điều đó đã có.
Và phát triển, ủng hộ kinh tế trang trại hiện nay là điều cần thiết ở tất cả các nước.
Thực phẩm sạch hiện nay trên thế giới ngày càng trở nên ít đi”.Hội chợ trang trại diễn ra tại trung tâm thành phố Des Moines vào các ngày thứ Bảy từ tháng 5 đến tháng 10.
Bầu không khí ở đây thật khác thường, và số lượng người tham gia rất lớn.
Mỗi tuần có gần 20.000 khách hàng và gần 300 chủ trại đến đây, nhiều người đến cùng với gia đình để bán hàng.
Khách hàng cũng đến đây với con cái, bạn bè và…chó.
Có thể bạn quan tâm
Quýt đường có thể trồng trên nhiều loại đất với điều kiện tưới tiêu tốt. Trong điều kiện đất đai màu mỡ, tơi xốp và thông thoáng, độ pH từ 6 - 6,5 là rất lý tưởng.
Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).
Gần đây, tôm sú và ốc hương trên địa bàn xã Vinh Hiền và Lộc Bình (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến bà con lâm vào cảnh nợ nần. Trước khó khăn đó, người dân đã "rẽ bước sang ngang" đầu tư nuôi cá lồng, trong đó cá vẩu là đối tượng nuôi được chú trọng.
Những hộ nuôi cá thác lác cườm cho biết, nhu cầu tiêu thụ chả cá tại các chợ đầu mối tăng mạnh nên giá cá thác lác cườm thương phẩm tăng cao. Hiện, các tiểu thương thu mua cá thác lác cườm cỡ 400 - 500 gram/con, với giá 85.000 - 90.000 đồng/kg mà cũng không đủ nguồn cung.
Tận dụng lợi thế của vùng sông nước, nông dân cù lao Ông Hổ đã khéo trồng trọt, xen canh, luân canh, đa canh… qua đó vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa giải quyết việc làm và tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù của vùng đất này.