Hoàn Toàn Có Thể SX Vacxin Trong Nước
Nhưng theo những thông tin từ Cty này thì việc NK vacxin hiện gặp khó do phía Trung Quốc cũng đang bị dịch nên thiếu vacxin, đến nay NAVETCO mới đưa về được khoảng 10 triệu liều. Tình trạng cứ đến lúc xảy ra dịch, Cục Thú y mới tá hỏa hô hào DN đi NK vacxin, còn lúc dịch im ắng thì không quan tâm gì đã diễn ra nhiều năm. Thậm chí năm 2011, Cục còn khuyến cáo các địa phương không nên tiêm phòng đàn gia cầm vì virus CGC đã biến thể, có tiêm cũng ít tác dụng. Tệ hơn lãnh đạo Cục Thú y còn cho Thanh tra Cục xuống định “khiển trách” lãnh đạo Chi cục Thú y Bắc Giang đã dám “xé rào” triển khai tiêm vacxin CGC, trong khi chính nhờ tiêm phòng kịp thời mà đến nay Bắc Giang vẫn chưa bị dịch.
Một vấn đề đặt ra lúc này là Việt Nam cần tự túc SX lấy vacxin CGC thay vì cứ có dịch là nhảy bổ đi nhập vừa bị động vừa đắt đỏ, đôi khi bị phía chủ hàng Trung Quốc bắt chẹt. Bởi thực tế SX vacxin CGC không quá khó, nhất là với trình độ của các DN thuốc thú y hiện nay. TS Bùi Quang Anh, nguyên Cục trưởng Cục Thú y cũng đã phát biểu: “Vấn đề tự chủ SX vacxin trong nước, nếu tạo điều kiện tốt cho các DN trong nước làm thì tôi khẳng định đã làm được lâu rồi, kể các vacxin CGC, tai xanh hay vacxin LMLM. Việc tới nay vẫn chưa có vacxin CGC SX trong nước là do người này người kia vẫn còn tư tưởng thích dắt díu nhau đi NK vacxin mà thôi”. Ngay cả một đơn vị chuyên đi nhập vacxin như NAVETCO thì lãnh đạo Cty này cũng khẳng định Cty đủ sức SX vacxin CGC. Thực tế hiện nay NAVETCo đã xây xong 1 NM vacxin có khả năng cung ứng 10 triệu liều vacxin CGC mỗi tháng, tức 120 triệu liều/năm.
Một Cty nữa cũng đi tiên phong SX vacxin tại chỗ là Cty CP Phát triển Công nghệ nông thôn (RTD). Cty này đã mời nhiều nhà khoa học hàng đầu từng làm việc tại Viện Thú y và nhiều chuyên gia trong, ngoài nước về tư vấn, giúp Cty SX vacxin. Hiện RTD đang hoàn thiện NMSX vacxin tại huyện Văn Lâm (Hưng yên) với công nghệ tiên tiến nhất đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO. Đây là hướng đi được lãnh đạo Bộ NN- PTNT tích cực ủng hộ bởi chỉ có “nội địa hóa” việc SX vacxin, ngành chăn nuôi Việt Nam mới thoát khỏi những cơn “co giật” do bị các DNSX vacxin của nước ngoài gây ra. Ông Vũ Ngọc Xuân, Phó TGĐ Cty RTD cho biết, khi NMSX vacxin của Cty đi vào hoạt động cùng với NMSX vacxin của NAVETCO thì Việt Nam có thể dư thừa vacxin CGC, thậm chí XK nếu giá thành có tính cạnh tranh. Hơn nữa chỉ khi có khả năng chủ động về công nghệ sản xuất vacxin thì chúng ta mới đối phó được với sự biến chủng của virus.
Có thể bạn quan tâm
Mấy ngày qua, rất nhiều người hiếu kỳ đã tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Cau (57 tuổi, trú tổ 14, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) để chiêm ngưỡng củ khoai lang tím “khổng lồ” và có hình thù kỳ lạ (ảnh), nặng gần 3kg và có hình giống với trái dừa xiêm.
Những năm gần đây, người nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông luôn thắc thỏm lo âu trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông. Ông Nguyễn Văn Thấy (73 tuổi), ngụ tổ 3, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu (khu vực hạ du cầu Gò Dầu) là một trong những người nuôi cá bè lâu năm ở đây. Ông Thấy quê ở An Giang, lên Tây Ninh mưu sinh từ 20 năm trước. Lúc mới về đây, gia đình ông hoàn toàn trắng tay, chỉ có chiếc ghe nhỏ cũ vừa là “nhà”, vừa là phương tiện đánh bắt cá kiếm sống.
Cơn lũ bất ngờ đêm 16-11 làm nhiều người dân không kịp trở tay. Chỉ trong phút chốc, nhiều hộ dân ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng - nơi bị thiệt hại nặng nề của trận lũ - phải chịu cảnh trắng tay vì lũ…
Sau một thời gian tạm lắng, đến nay tình trạng người dân đăng đặt đáy rớ, ngư lưới cụ, chướng ngại vật, khai thác thủy sản trái phép trong phạm vi vùng nước cảng biển, luồng tàu, vùng quay trở tàu Cảng Chân Mây lại tái diễn, gây cản trở giao thông đường thủy, làm thiệt hại về kinh tế cho các đơn vị, tàu thuyền đăng ký kinh doanh, hoạt động tại bến cảng này.
Theo UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng), tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 10 tháng đạt 7.400 tấn; cả năm ước đạt 9.000 tấn, trong đó: khai thác thuỷ sản ước đạt 3.700 tấn, bằng 100% kế hoạch; nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 5.300 tấn, bằng 100% kế hoạch.