40% chất thải rắn trong chăn nuôi xả thẳng ra môi trường
Theo ước tính, khối lượng chất thải rắn ở một số vật nuôi chính thải ra trong năm 2011 là 83,67 triệu tấn, năm 2012 là 80,95 triệu tấn, năm 2013 là 80,68 triệu tấn và 76 triệu tấn trong trong năm 2014.
Trong đó chỉ khoảng 60% số chất thải được xử lý còn lại xả thẳng trực tiếp ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan về những tồn tại, yếu kém về quản lý môi trường trong chăn nuôi hiện nay.
Đồng thời bàn thảo các giải pháp xử lý môi trường chăn nuôi.
Cụ thể, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường chăn nuôi, bảo vệ nguồn gen và đa dạng sinh học trong chăn nuôi.
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật
. Ngoài ra, đào tạo cho cán bộ cũng như các chủ trang trại để nâng cao nhận thức thực hiện tốt các nội dung về môi trường theo quy định của pháp luật.
Về các giải pháp chuyên môn, nhiều diễn giả đề cập đến phương pháp sử dụng các vi sinh vật có lợi để đưa vào thức ăn hoặc trực tiếp đưa vào xử lý chất thải làm giảm ô nhiễm môi trường hiện nay đang được các nước tiến tiến trên thế giới áp dụng.
Đó là công nghệ mới xử lý môi trường bằng hầm biogas, công nghệ nano, chế phẩm sinh học EM.
Theo thống kê, cả nước hiện có 2,6 triệu con trâu, 5,3 triệu con bò thịt, 253.700 bò sữa, 27,1 triệu con lợn, 327 triệu con gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 25-8, tại HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), Chi cục Thú y Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 tổ chức buổi tọa đàm “Tìm hiểu nguyên nhân đến đến tình trạng tôm chết hàng loạt ở mô hình nuôi tôm của HTX Hòa Nghĩa”.

Phát huy lợi thế có hơn 27 km sông Hồng chạy qua, từ năm 2012 nhiều hộ nông dân của huyện Lý Nhân đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Thực tế cho thấy mô hình nuôi cá lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên phát triển số hộ nuôi khá nhanh... Hiện toàn huyện đã có 14 hộ dân áp dụng mô hình này với tổng số 166 lồng cá tập trung ở các xã Phú Phúc, Đạo Lý và Nhân Đạo, chủ yếu nuôi cá Lăng, cá Chép, cá Diêu hồng và Cá Rô phi.

Ngày 28-8, UBND huyện An Phú (An Giang) tổ chức lễ thả 169.000 con cá giống (tương đương 1,5 tấn) xuống búng Bình Thiên. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng đã đến dự và tham gia thả cá.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau hội nghị giao ban tháng 8 về “Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản” để phân tích, làm rõ nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trong tôm nuôi công nghiệp; từ đó, có những đề xuất giải pháp phù hợp tháo gỡ kịp thời.

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, cho biết: Trong tháng 8/2015, nông dân các huyện ven biển thả nuôi 167 triệu con tôm sú, diện tích 527 ha, hơn 510 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 810 ha. Nâng tổng số đến nay toàn vùng thả nuôi 1,97 tỷ con tôm sú, diện tích 19.125 ha; 2,28 tỷ con thẻ chân trắng, diện tích 4.139 ha.