Hiệu quả từ liên kết nuôi gà thả vườn
Nhìn ngôi nhà khang trang sắp hoàn thiện, anh Trần Đức Vũ (thôn Suối Luồng, xã Vạn Thắng) rất vui mừng.
Thành quả đó là cả quá trình lao động miệt mài của gia đình anh, trong đó có việc chăn nuôi gà.
Anh Vũ tham gia Tổ hợp tác nuôi gà thả vườn Vạn Thắng, được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho vay 10 triệu đồng và đã đầu tư nuôi 1.000 con gà.
Với cách nuôi gối vụ, anh Vũ có gà xuất bán liên tục, một năm 4 lứa.
Nhờ giá gà ổn định, anh Vũ lãi 30 triệu đồng/lứa, thu nhập 120 triệu đồng/năm.
Đàn gà nuôi từ mô hình liên kết của anh Vũ cho hiệu quả kinh tế cao
Theo ông Huỳnh Tấn Cảnh, tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi gà Vạn Thắng, năm 2013, các hộ nuôi gà trên địa bàn tham gia lớp học nghề ngắn hạn về kỹ thuật thú y, chăn nuôi gà thả vườn do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, thuộc Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức.
Sau khi kết thúc lớp học, HND xã vận động xây dựng tổ hợp tác nuôi gà thả vườn với 10 thành viên.
Để giúp các thành viên có điều kiện mở rộng chuồng trại, đầu tư con giống, tổ kiến nghị HND các cấp hỗ trợ vốn.
Tháng 10-2013, tổ được vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh 100 triệu đồng.
Với nguồn vốn được hỗ trợ, mỗi thành viên trong tổ đã mở rộng chuồng trại, mua con giống, thức ăn...
tăng số lượng tổng đàn từ 400 con/lứa/hộ lên 600 con/lứa/hộ.
Qua 4 tháng nuôi, với giá bán trung bình 75.000 - 85.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, thu nhập bình quân mỗi hộ 40 - 45 triệu đồng/năm.
Được biết, mỗi tháng, tổ liên kết đều tổ chức gặp gỡ để các thành viên trong tổ phản ánh tình hình sản xuất; chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi...
Ông Trương Văn Long - Chủ tịch HND xã Vạn Thắng cho biết, Tổ hợp tác gà thả vườn Vạn Thắng hoạt động rất hiệu quả.
Từ nguồn vốn hỗ trợ, các hộ đã sử dụng vốn đúng mục đích, góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ.
Thành viên tổ hợp tác mong muốn tiếp tục được nâng mức cho vay để mở rộng quy mô đàn gà.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, cá tai tượng là một trong những loài thủy sản mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi cá tai tượng chưa chú ý nhiều đến chất lượng sản phẩm và môi trường nuôi, nên sản phẩm tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Đồng Nai hiện có hàng chục trang trại và hộ nông dân đã ứng dụng thành công chăn nuôi bằng đệm lót sinh học. Đây là cách chăn nuôi tiên tiến mà đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012-2015 khuyến khích nhân rộng.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cơ quan thẩm quyền EU cảnh báo nếu tình trạng dư lượng OTC trong tôm Việt Nam không được cải thiện, EU sẽ xem xét các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo hơn với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, thậm chí có thể tạm đình chỉ nhập khẩu.
Nhiều nông dân đã mạnh dạn tìm kiếm cây trồng - vật nuôi mới đưa về thuần hóa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Từ đó, xây dựng thành những mô hình sản xuất cho lợi nhuận cao. Tiêu biểu như mô hình nuôi bò sữa của ông Nguyễn Văn Muôn (ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Số lô hàng tôm xuất khẩu có dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép sang các thị trường lớn như Nhật Bản, EU đang tăng cao trong hai tháng trở lại đây cho thấy trước mối nguy khách hàng sẽ chuyển sang nhập tôm từ Indonesia, Ấn Độ.