Hoàn tất quy hoạch làng cá bè trên sông Đồng Nai

Cán bộ phường Long Bình Tân điều tra công tác thực hiện di dời với các hộ nuôi cá.
Đến nay, các bè chăn nuôi cá của người dân tại làng bè đã cơ bản di dời vào đúng vị trí. Thành phố cũng đang nỗ lực thực hiện những công đoạn cuối cùng để người nuôi cá bè sớm ổn định công việc, yên tâm sản xuất.
Trước khi có chủ trương sắp xếp lại làng cá bè, toàn phường Long Bình Tân có 136 hộ với 187 bè cá chủ yếu tập xung quanh cù lao Ba Xê.
Không những gây mất mỹ quan đô thị, cản trở trong giao thông đường thủy mà còn khó kiểm soát được mật độ ô nhiễm môi trường nước.
Theo quy hoạch chi tiết của thành phố, làng cá bè thuộc phường Long Bình Tân có 77 hộ với 77 bè đủ tiêu chuẩn được bốc thăm vị trí chăn nuôi quanh xã Hiệp Hòa.
Việc hoàn thành tiến độ di dời đã tạo sự ổn định cho người dân an tâm sản xuất, đẩy nhanh quá trình thực hiện các quy hoạch của thành phố.
Ông Đoàn Văn Đoàn, Phó chủ tịch UBND phường Long Bình Tân, cho biết: “Ban đầu công tác tuyên truyền vận động bà con nhân dân nhằm thực hiện chủ trương quy hoạch làng bè thực hiện hết sức khó khăn.
Qua nhiều lần triển khai những chế độ chính sách của tỉnh và thành phố, kết hợp cùng tuyên truyền vận động của toàn hệ thống chính trị Nhà nước;
Ban hành giáo Giáo xứ Bến Gỗ đã góp phần rất tích cực trong công tác tuyên truyền vận động để cho bà con thực hiện chủ trương quy hoạch làng bè”.
Không riêng gì tại phường Long Bình Tân, đến thời điểm này, toàn thành phố đã có 246 hộ về vị trí quy hoạch, hoàn tất việc sắp xếp làng cá bè theo chủ trương của thành phố. Số bè và số hộ hiện nay đã được duyệt tăng hơn so với số ban đầu.
Ông Nguyễn Kim Phước, Trưởng phòng Kinh tế TP.Biên Hòa, cho biết định hướng phát triển làng nghề trong tương lai:
“Để làng cá bè đi vào hoạt động đảm bảo theo yêu cầu, mục tiêu chung của thành phố, đảm bảo về mỹ quan đô thị; mục tiêu về môi trường, nuôi cá có hiệu quả; thành phố sẽ tiếp tục xây dựng quy chế hoạt động làng cá bè trên sông.
Từ quy chế đó, bà con tiếp tục thực hiện theo, đặc biệt là quy chế không được sử dụng các thực phẩm tươi sống, phế phẩm của động thực vật để cho cá ăn, gây ô nhiễm môi trường xuống dòng sông.
Thứ hai là không được sinh sống trên bè cá. Bên cạnh đó, thành phố sẽ có tập huấn quy trình kỹ thuật về nuôi cá bè trên sông”.
Để làng cá bè sớm đi vào ổn định, thành phố đang tiếp tục thực hiện đưa điện sinh hoạt đến khu vực nuôi cá.
Chủ trương quy hoạch làng cá bè trên sông Đồng Nai là một chủ trương lớn, mang tầm nhìn về quy hoạch đô thị, phát triển kinh tế trong tương lai theo hướng văn minh, hiện đại, qua đó nâng cao đời sống của người dân thành phố.
Related news

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.

Chỉ là 1 loại cây trồng “bén duyên” trên vùng đất cù lao Ngũ Hiệp, nhưng hơn 40 năm có mặt trên vùng đất này, cây sầu riêng đã bám rễ và phát triển trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Tiền Giang; đồng thời đưa xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) trở thành “vương quốc” sầu riêng được nhiều người biết đến.

Anh Trần Phước Trung, cán bộ Ban Phát triển xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đưa chúng tôi đến thăm mô hình nhóm cùng sở thích chăn nuôi cừu sinh sản ở thôn Nhị Hà 3. Đây là nhóm nông dân liên kết nuôi cừu đầu tiên ở địa phương được thành lập từ tháng 9- 2014 đến nay.

Ngày 13.4, tại xã Tây Vinh, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn (Bình Định) đã tổng kết mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học triển khai tại 2 hộ chăn nuôi ở thôn Bỉnh Đức và Nhơn Thuận với diện tích 40m2.

Nhờ áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả, thời gian qua, diện tích chôm chôm nhiễm chổi rồng trên địa bàn huyện được kéo giảm đáng kể. Trong tổng diện tích 5,7ha chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30 - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng rải rác tại các xã cù lao.