Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt

Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.
Cá đối mục là loại cá cỡ lớn, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong họ cá đối, có tính thích nghi cao, ăn tạp, có khả năng làm sạch môi trường, phù hợp với các ao nuôi tôm suy thoái, có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép với các loại khác. Sau hơn 200 ngày nuôi, cá có trọng lượng trung bình 0,35 kg/con, tỉ lệ sống đạt 85%. Giá cá đối mục trên thị trường hiện dao động trong khoảng 80.000 đồng đến 120 ngàn đồng/kg, mức giá này theo đánh giá của người nuôi cá là chấp nhận được.
Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn kiến nghị Trung tâm Khuyến nông tỉnh có kế hoạch hoàn chỉnh và phát triển mô hình này để cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật, kinh phí xây dựng mô hình để nông dân học tập và áp dụng vào sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nói đến mô hình chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây chanh ở huyện Bến Lức (Long An), phải kể đến anh Phạm Văn Nhuận ở ấp 3, xã Thạnh Hòa là người đi đầu trồng chanh ở huyện với 3,5 ha, thu hơn 1,5 tỷ đồng.

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.