Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoa giữa đời thường người phát triển giống nhãn xuồng cơm vàng

Hoa giữa đời thường người phát triển giống nhãn xuồng cơm vàng
Ngày đăng: 22/06/2015

Giữa cơn mưa đầu tháng 6, anh Nhàn vẫn cặm cụi làm việc ngoài vườn nhãn. Vừa phủ tấm lưới lên cây nhãn đang cho trái, anh Nhàn vừa nói: “Mấy hôm nay đã có dấu hiệu dơi đến ăn nhãn nên phải tranh thủ dùng dưới che lại để tránh bị dơi phá hết trái, ảnh hưởng đến năng suất”.

Anh Nhàn cho biết, từ nhỏ, anh đã gắn bó với nghề trồng nhãn của gia đình. Sau khi học xong THPT, anh nghỉ học ở nhà và được cha, mẹ chia cho 4,5 sào nhãn để làm ăn. Ở thời điểm đó, giống nhãn xuồng cơm vàng chưa nổi tiếng như bây giờ. Từ năm 1997, khi Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam phối hợp với Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội thi trái cây các tỉnh phía Nam, trái nhãn xuồng cơm vàng của gia đình anh đã vượt qua nhiều loại trái cây của các tỉnh khác và đoạt giải nhất, khi ấy nhãn xuồng cơm vàng được nhiều người biết đến.

Sau khi đạt giải, anh Nhàn cùng cha có ý định mở rộng giống nhãn quý này nhưng cách chiết, ghép truyền thống không đạt hiệu quả như mong đợi. Năm 1998, anh Nhàn tìm hiểu và đăng ký tham gia lớp học kỹ thuật cắt ghép cây ăn quả do Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tổ chức. Sau khi học xong, anh đã có đầy đủ kiến thức cộng với kinh nghiệm bản thân về áp dụng vào vườn nhãn tại nhà.

Không chỉ chiết, ghép phát triển vườn nhãn gia đình, anh Nhàn còn chiết, ghép cây giống bán rộng rãi cho nhiều hộ nông dân mua về trồng. Đối với bà con ở xa, đặc biệt các tỉnh miền Tây, ngoài bán cây giống cây, anh còn chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc để nhãn cho năng suất cao. Với bà con tại địa phương, anh đến tận vườn để giúp họ ghép cây, hướng dẫn phương pháp chăm sóc, cải tạo vườn nhãn tạp thành vườn nhãn xuồng cơm vàng. Từ đó, giống nhãn xuồng cơm vàng đã có mặt khắp nơi.

“Tuy nhiên, việc bán cây giống chỉ phát triển trong khoảng 2, 3 năm, do sau khi bà con mua giống về trồng họ cũng tự chiết, ghép để nhân giống sản xuất”, anh Nhàn nói. Từ vườn nhãn của gia đình, hàng năm, anh Nhàn thu nhập khoảng 180 - 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh còn tạo công ăn việc làm cho 5 - 7 lao động tại địa phương trong 5-6 tháng của mùa vụ với thu nhập từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Ông Phan Văn Khỏe, Chủ tịch Hội Nông dân phường 11 (TP.Vũng Tàu) cho biết, bên cạnh là hội viên có ý chí lao động sản xuất giỏi, vươn lên làm giàu chính đáng, anh Nhàn còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động tại địa phương. Anh Nhàn được Hội Nông dân phường tôn vinh là gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2010 - 2015.


Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên Đổ Xô Trồng “Tiêu Lạ” Tây Nguyên Đổ Xô Trồng “Tiêu Lạ”

Thời gian vừa qua, nhiều người dân Tây Nguyên đua nhau trồng giống “tiêu lạ” với gốc ghép có nguồn gốc ngoại lai là cây trầu amazon. Trong khi đó, năng suất, chất lượng và khả năng chống sâu bệnh của gốc ghép này chưa được cơ quan chức năng kiểm định.

02/06/2014
Hiệu Quả Từmô Hình Chuyển Đổi Sang Trồng Táo Và Ổi Ở Tân Chi Hiệu Quả Từmô Hình Chuyển Đổi Sang Trồng Táo Và Ổi Ở Tân Chi

Đi trên quốc lộ 38, qua địa phận xã Tân Chi (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), người đi đường dễ dàng nhìn thấy những hàng bán táo, ổi quanh năm hai bên đường. Trò chuyện với người bán hàng chúng tôi được biết táo, ổi ở đây chủ yếu từ những khu vườn của thôn Văn Trung, xã Tân Chi, huyện Tiên Du cung cấp.

02/06/2014
Vải Lai U Phù Cừ Được Giá Vải Lai U Phù Cừ Được Giá

Cây vải lai u trong những năm trở lại đây được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” của nhiều nông dân huyện Phù Cừ (Hưng Yên). Thời điểm này nhiều hộ dân trồng vải đang bắt đầu thu hoạch. Năm nay do thời tiết không thuận lợi, sản lượng vải giảm khoảng 50% so với năm trước.

02/06/2014
Giảm Mục Tiêu Xuất Khẩu Gạo Chính Ngạch Giảm Mục Tiêu Xuất Khẩu Gạo Chính Ngạch

Tuy đã thắng thầu toàn bộ 800 ngàn tấn gạo XK sang Philippines từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, nhưng đến giờ này, nhìn chung XK gạo chính ngạch của nước ta vẫn đang tiếp tục gặp những khó khăn lớn về mặt thị trường.

14/05/2014
Bất Cập Trong Cung Ứng Tôm Giống Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Bất Cập Trong Cung Ứng Tôm Giống Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Theo ghi nhận, hiện chỉ duy nhất tỉnh Bạc Liêu có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống quy mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thả nuôi của nông dân. Còn lại hầu hết các địa phương như: TP.HCM, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… đều thiếu con giống trầm trọng, phải trông chờ vào nguồn giống nhập từ nơi khác về, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.

03/06/2014