Hoa cúc tăng giá mạnh, nông dân Đà Lạt trúng lớn
Sáng 4,7, ông Vũ Văn Hương (ngụ đường Nguyên Tử Lực, phường 8, TP Đà Lạt) huy động 4 thành viên trong gia đình, thuê thêm 2 người nữa tới cắt gọn 1 sào cúc lưới trắng để kịp thời đóng hàng cho buổi chiều cùng ngày thương lái tới nhận.
Ông Hương hồ hởi cho biết, lâu lắm rồi người trồng cúc tại Đà Lạt mới có một vụ trúng giá lớn như lần này: “Tiếc là vào thời điểm này gia đình tôi được có một sào cúc đang cho thu hoạch, nếu cả 3 sào đều cho thu hoạch cả thì chắc phải cho cả nhà đi du lịch xa một chuyến!...”.
Với một sào cúc lưới trắng có giá bán tại vườn hiện nay là 22.000 – 25.000 đồng/bó 10 bông thì trừ mọi chi phí đầu tư nhà vườn vẫn thu về không dưới 70 triệu đồng. Trong khi đó, giá các loại cúc chùm được cho là “thấp cấp” vốn dễ trồng và đầu tư không nhiều, lâu nay giá lẹt đẹt chỉ khoảng 5.000-6.000 đồng/bó nay cũng tăng vọt lên 8.000-10.000 đồng/bó. Mỗi sào loại cúc này nhà vườn vẫn có lãi tương đương với các loại cúc cao cấp bọc lưới.
Chị Hồ Thị Ngọc (đường Bế Văn Đàn, phường 12 - nơi trồng nhiều hoa cúc nhất TP Đà Lạt) cho biết, vụ cúc này gia đình chị có 2 sào đang cho thu hoạch, bán với giá cao nhất trong nhiều năm qua, gia đình chị đã chắc chắn bỏ túi trên 140 triệu đồng. Hiện gia đình chị Ngọc đang thu hoạch những luống cúc cuối cùng để giao hàng cho thương lái.
Dù đây là thời điểm giá hoa cúc tăng cao đột biến nhưng theo chị Ngọc, nhiều gia đình không có hoa để bán, bởi cách đây vài tháng, Đà Lạt bất ngờ xuất hiện nhiều trận mưa lớn, xảy ra lũ quét, ngập úng gây hư hại chừng chục hecta hoa cúc. Bên cạnh đó, hầu hết nhà vườn trồng hoa cúc lại nhắm thu hoạch vào tháng 7 Âm lịch (dân gian quan niệm là tháng “cô hồn”) khi nhu cầu sử dụng hoa cúc để thờ cúng tăng. Vì vậy, thời điểm hiện tại, lứa hoa cúc đang cho thu hoạch là "hàng hiếm". Đó cũng là nguyên nhân khiến giá loại hoa này tăng cao đột biến trong vòng hai tuần qua.
Tuy nhiên, ông Lương Văn Thành, một thương lái chuyên thu mua hoa cúc Đà Lạt vận chuyển đi TP HCM và các tỉnh miền Trung tiêu thụ cho biết, giá hoa cúc cao như hiện nay có thể sẽ không giữ được lâu, bởi chì cần một vài tuần nữa, cúc Đà Lạt sẽ bước vào mùa thu hoạch rộ.
Có thể bạn quan tâm
Nhưng giờ đã lỗ gần 50 triệu đồng. Ông Vũ cho biết thêm, ông đầu tư vốn thả nuôi 860 con cá bớp giống từ tháng 8-2014. Nhờ chăm sóc kỹ nên cá nuôi phát triển rất tốt. Tuy nhiên, khi cá có trọng lượng từ 4 - 5kg thì bắt đầu có dấu hiệu bỏ ăn và chết từ từ. Mỗi ngày có từ 4 đến 5 con chết, thậm chí có ngày lên đến chục con.
Để tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi tôm và giảm thiểu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tăng cường công tác thú y thủy sản với mục tiêu trong năm 2015 sẽ tập trung phòng, chống bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên nuôi tôm nước lợ.
Bãi biển Kim Sơn những ngày đầu năm 2015 khá trầm lắng. Vụ tôm năm trước, dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy “làm mưa làm gió” vùng thủy sản. Làm ăn thua lỗ, chủ ao, đầm sợ mầm bệnh vẫn luẩn quẩn trong nước nên chẳng mặn mà đầu tư thả tôm giống.
Năm 2014, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Nghệ An được đánh giá thắng lợi với tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt: Sản lượng nuôi trồng đạt gần 45.500 tấn, diện tích NTTS đạt trên 23.600 tấn, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 1.950 tỷ đồng. để phát huy tiềm năng lợi thế hơn nữa, ngành xác định cần chú trọng hơn nữa khâu sản xuất, kiểm soát con giống.
Gia đình ông Nguyễn Thành Tâm (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) có 2 héc-ta ao nuôi cá tra. Bình quân mỗi vụ (thời gian nuôi 6 tháng), ông thu hoạch trên 80 tấn cá. Vậy mà đã hơn 10 năm nay, cuộc sống gia đình ông mỗi ngày một đi xuống, nợ nần chồng chất. Tiền mua thức ăn ở cửa hàng trong xã trên 170 triệu đồng, đến nay vẫn chưa thanh toán được.