Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bảo tồn và phát triển bưởi trụ Đại Bình

Bảo tồn và phát triển bưởi trụ Đại Bình
Ngày đăng: 22/10/2015

Năng suất tiếp tục giảm

Bưởi trụ lông hiện được trồng trong các vườn cây ăn quả ở huyện Nông Sơn với tổng diện tích khoảng 50ha, là nguồn thu nhập của hàng trăm hộ dân trên địa bàn.

Tuy nhiên, vụ bưởi năm 2015 này, năng suất và phẩm chất trái ngày càng suy giảm nghiêm trọng.

Theo nhiều người dân thôn Đại Bình (xã Quế Trung, Nông Sơn), khoảng 3 năm gần đây, dù bưởi trụ lông dần có giá cao so với trước và được thị trường khá ưa chuộng, song tại các vườn, năng suất từ loài cây trồng này giảm nhiều so với trước.

Có một thực tế, bưởi ra hoa rất nhiều, song tỷ lệ đậu quả lại rất ít.

Nếu trước đây, một cây bưởi trụ được mùa có thể cho vài trăm trái, nhưng nay cây được mùa thì được chừng trăm trái, nhưng có nhiều cây chỉ cho vài chục trái.

Đặc biệt, tuổi thọ của cây trồng ngày càng giảm, sâu bệnh, yếu tố thời tiết… cũng ảnh hưởng, tác động lên cây trồng, trong khi tập quán canh tác ở vùng này còn nặng về truyền thống, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

 

Cấp phát cây giống bưởi trụ cho người dân Đại Bình.

Ông Nguyễn Cáu (80 tuổi, thôn Đại Bình) chia sẻ, vườn ông trồng khoảng 15 gốc bưởi trụ, thu nhập từ bưởi và các cây ăn quả khác chỉ bằng 50% so với những năm trước.

"Dù 1 chục bưởi (10 trái) bán tại vườn dao động 150 – 200 nghìn đồng nhưng lại không có nhiều bưởi để mà bán" - ông Cáu chia sẻ.

Anh Nguyễn Đình Chung, một nhà vườn ở thôn Đại Bình chia sẻ: "Trước nguy cơ suy giảm và thoái hóa giống bưởi trụ lông, chúng tôi mong muốn giống bưởi đặc sản này sẽ được bảo tồn nguồn gen quý và ai cũng mong muốn được hỗ trợ giống bưởi để trồng nhân rộng tại những diện tích vườn còn lại bởi thực tế, việc nhân giống cây bưởi trụ trong dân vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn".

Theo anh Nguyễn Quốc Khánh, một chủ vườn khác, trước sức tiêu thụ và giá cả ngày càng cao của cây bưởi trụ lông, đặt biệt là được sự hỗ trợ quảng bá, dán nhãn hàng hóa của Sở KH-CN, giá trị của bưởi trụ đã tăng lên nhiều lần.

Song, có một thực tế là trong khi thương hiệu được biết tới nhiều thì sản phẩm chỉ đủ tự cung tự cấp trong vùng, không đủ để đưa đi các nơi tiêu thụ do những hạn chế nêu trên.

Tại những khu vườn tạp kém hiệu quả, nhiều người dân sẵn sàng phá bỏ để trồng mới, nếu được hỗ trợ, cung ứng giống có phẩm chất tốt.

Tuy nhiên, đến nay năng suất quả còn thấp và thiếu ổn định vì nhiều nguyên nhân như điều kiện chăm sóc không đồng đều, đặc biệt là chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố thời tiết như mưa trái vụ hoặc ra hoa nhiều nhưng gặp khô hạn thì rụng gần như toàn bộ… Bài toán nâng cao năng suất, sản lượng và tạo vùng sản phẩm ổn định được đặt ra ở vùng này.

Bảo tồn nguồn gen quý

Cùng với những nỗ lực của ngành nông nghiệp huyện Nông Sơn, từ nguồn kinh phí 2 tỷ đồng từ Quỹ nghiên cứu khoa học của tỉnh, Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam đã tiến hành việc chọn lọc, bảo tồn nguồn gen, phát triển giống bưởi trụ.

ThS.

Phan Hùng Vĩnh, chủ nhiệm đề tài "Bảo tồn và phát triển nguồn gen bưởi trụ lông Đại Bình" cho biết: "Thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá lại thực trạng, tuyển chọn những cây có năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt, chất lượng tốt để đưa vào nhân giống theo đúng quy trình để bảo tồn và phát triển nguồn gen giống bưởi quý này.

Chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra, đánh giá đặc điểm sinh học của bưởi trụ, sự phát sinh và phát triển các đợt lộc trong năm, đặc điểm hoa và quả, thời gian thu hoạch và năng suất cũng như điều tra, thu thập các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố cũng như ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cây trồng.

Bằng kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng, đề tài sẽ tạo cây giống gốc (S0) trong phòng thí nghiệm nhằm đảm bảo tính di truyền, trẻ hóa, sạch bệnh".

Cũng theo ThS.

Vĩnh, hiện đề tài đã đi được ¼ chặng đường, đang trong giai đoạn đặt hàng với Viện Cây ăn quả miền Nam sản xuất trong phòng thí nghiệm.

Từ những bước đi đầu tiên cho tới khi đưa được cây từ phòng thí nghiệm ra ngoài, tạo thế hệ cây giống S1 sạch bệnh, rồi S2 tại nhà lưới đặc chủng, những công đoạn này tính ra phải mất đến 3 năm.

Trước tình trạng khan hiếm nguồn cây giống sạch bệnh hiện nay, giải pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng trên cây bưởi trụ là giải pháp cấp thiết, tạo nguồn giống sạch bệnh, mang đặc tính di truyền tốt của cây bố mẹ và có hệ số nhân giống hàng loạt.

Vào năm 2018, giống bưởi trụ sạch bệnh, sản phẩm từ dự án này sẽ ra đời, vừa phục vụ cho việc xây dựng vườn ươm để cung cấp cây giống cho người dân, vừa phục vụ cho mô hình trồng trình diễn chuyên canh trên cơ sở thực hiện các giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp, quy trình thâm canh và vệ sinh an toàn thực phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Định hướng phát triển chăn nuôi tập trung Định hướng phát triển chăn nuôi tập trung

Chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ phù hợp, giúp cải thiện thu nhập cho nhiều gia đình ở nông thôn. Song theo nhận định của ngành chuyên môn, chăn nuôi hình thức này hiện cũng phát sinh nhiều mối nguy về dịch bệnh, môi trường…

23/09/2015
Anh Lê Văn Phú Thành công với mô hình chăn nuôi kết hợp Anh Lê Văn Phú Thành công với mô hình chăn nuôi kết hợp

Thời gian qua, nhiều nông dân ở xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Trong đó có mô hình nuôi rắn hổ hèo, ếch kết hợp nuôi cá trê của anh Lê Văn Phú ở ấp Hậu Hoa.

23/09/2015
Xóa đói, giảm nghèo nhờ nuôi ong mật Xóa đói, giảm nghèo nhờ nuôi ong mật

Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) là địa phương có thế mạnh về kinh tế đồi rừng, tỷ lệ hoa vào các mùa khá đa dạng và phong phú, nơi đây có nhiều loại hoa, tập trung ở cả bốn mùa, nhất là vào mùa xuân và mùa thu.

23/09/2015
Nuôi rắn hổ vện cho thu nhập cao Nuôi rắn hổ vện cho thu nhập cao

Nuôi rắn hổ vện từ năm 2012 đến nay, anh Nguyễn Văn Lâm ở ấp 3, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có những cải tiến trong các khâu chuồng trại... đem lại hiệu quả kinh tế cao.

23/09/2015
Thương hiệu tinh heo Sáu Bành Thương hiệu tinh heo Sáu Bành

Là bộ đội xuất ngũ, khởi nghiệp với 4 công ruộng, trình độ học vấn chỉ dừng lại lớp 3, nhưng nhờ hăng hái thi đua lao động sản xuất, ông Trần Văn Sáu- tên thường gọi là Sáu Bành (ấp An Hội III, Tân An Hội - Mang Thít - Vĩnh Long) đã vươn lên làm giàu.

23/09/2015