Ra Tù Làm... Ông Chủ
Được đặc xá ra tù, Trần Văn Dương (SN 1965, xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh) lăn lộn học hỏi kinh nghiệm làm trang trại. Sau gần chục năm tích lũy kinh nghiệm anh về quê lập nghiệp, đến nay trang trại của anh có thu nhập tiền tỷ.
Tan vỡ giấc mơ học trò
Đã gần 30 năm nhưng những ký ức về thời còn học sinh cấp 3 của Trần Văn Dương như một dấu lặng buồn. Năm 1983, Dương đang là học sinh lớp 11 trường cấp 3 Đức Thọ (Hà Tĩnh) hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng với nỗ lực của bản thân Dương luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường. Nào ngờ khi học kỳ hai lớp 11 chưa khép lại thì gia đình và nhà trường nhận được tin "sét đánh": Dương cùng với 3 học sinh khác tham gia một vụ cướp tại xã Đức Lạc và bị bắt. Không lâu sau đó tòa đưa ra xét xử, và tất cả đã sụp đổ đối với Dương khi cậu phải trả giá bằng 7 năm tù.
Mọi ước mơ hoài bão vụt tắt. Dương sống chán nản, rồi phó mặc cho số phận, bất cần đời. Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời gian này, một mình ngồi đối diện với bốn bức tường, Dương đã liên tưởng về hình ảnh người cha của mình không kể nắng mưa hay mùa đông lạnh giá cứ 4 giờ sáng trời còn tối mịt dậy nhóm lửa thổi cơm cho con kịp ăn sáng đến trường, đã thôi thúc Dương cải tạo để hoàn lương.
Dương bắt đầu lao động chăm chỉ, rồi chấp hành tốt nội quy. Bằng những nỗ lực không biết mệt mỏi, Dương được xét đặc xá ra tù trước thời hạn 2 năm. Trở về quê với những bước chân nặng trĩu vì mặc cảm với gia đình, làng xóm, bạn bè, Dương nghĩ: "Để xóa bỏ được mặc cảm này phải đứng dậy bằng đôi chân của mình, bằng một nghề gì đó. Nghĩ vậy, Dương đã bàn bạc với gia đình khăn gói vào Nam học hỏi nghề chăn nuôi. 5 năm đầu, Dương lăn lộn từ Sài Gòn ra Nam Định và rồi Dương quyết găn bó làm thuê để học việc cho một trang trại chăn nuôi và trồng hoa tại Lâm Đồng. Trong 4 năm ở đây, Dương tích góp được một ít kiến thức và 20 triệu đồng về quê mở trang trại chăn nuôi và trồng cây.
Vắt mồ hôi xây dựng trang trại tiền tỷ
Về quê khởi nghiệp bằng chiếc máy xay xát phục vụ người dân trong xã và chăn nuôi lợn, Trần Văn Dương mò mẫm từng bước. Ban đầu, do thiếu vốn, rồi còn hạn chế kiến thức khiến anh phải chịu thua lỗ với lứa lợn đầu tiên. Không nản chí, năm 2003, Dương đã vay mượn và cầm cố giấy tờ đất mua 100 con lợn giống về nuôi, áp dụng các phương pháp phòng chống dịch bệnh và sau 4 tháng Dương đã trả được nợ. Tuy nhiên do vườn chật, chăn nuôi gần khu dân cư gây ô nhiễm môi trường nên anh đã lập đề án chăn nuôi lợn tập trung và nuôi trồng thủy sản.
Trong thời điểm đó huyện đang vận động xây dựng mô hình trang trại xa khu dân cư, vì vậy không chỉ được huyện ủng hộ mà xã Đức Long đã đồng ý cấp 2ha đất hoang hóa tại đồng Bà Nghẹo để Dương mở trang trại. Từ bãi đất hoang hóa, đầm lầy sau hơn một năm bằng đôi bàn tay lao động chăm chỉ của mình, Dương đã cải tạo thành một trang trại vườn cây, chuồng trại nuôi lợn và 4 ao lớn nuôi cá, vịt.
Năm 2008, anh đã vay thêm 100 triệu đồng mua giống về nuôi và nhân lên, sau 5 năm đến nay trang trai của anh có 1.500 con vịt đẻ, 300 con lợn gồm có cả nái lẫn lợn thương phẩm, 10 con bò và hơn 1ha ao hồ nuôi cá nước ngọt. Ngoài ra, trong trang trại còn trang bị máy ấp trứng vịt lộn mỗi ngày xuất khoảng 700 - 1.000 quả trứng và một chiếc xe tải vận chuyển thức ăn chăn nuôi trong trang trại. Mỗi năm trừ đi chi phí, trang trại của anh Dương thu về 150 - 180 triệu đồng lãi.
Ông "hội đồng" được dân tin
Đại tá Nguyễn Xuân Chính- Trưởng Công an huyện Đức Thọ cho biết: "Anh Trần Văn Dương đã biết vượt qua quá khứ lỗi lầm để hoà nhập tốt với xã hội. Hiện nay, anh Dương sống rất tuân thủ pháp luật, chăm chỉ làm ăn, trở thành cá nhân điển hình tiên tiến. Trong các chương trình phòng chống tội phạm, an ninh trật tự ở địa phương, chúng tôi luôn mời anh Dương về dự và phát biểu ý kiến.
Ông Phạm Hồng Sơn - Chủ tịch UBND xã Đức Long cho biết: "Sau khi ra tù về, anh Dương không chỉ chấp hành tốt chủ trương chính sách của Nhà nước mà còn mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế trang trại tổng hợp có giá trị tiền tỷ. Anh Dương là tấm gương về nỗ lực vươn lên, rất được nhân dân khâm phục và ủng hộ. Do đó, từ năm 2005 đến nay anh Dương liên tục được bầu làm đại biểu Hội đồng Nhân dân xã".
Những lúc nghỉ tay ở trang trại, anh thường đến giúp các mô hình chăn nuôi tại địa phương hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và hỗ trợ cho vay không tính lãi con giống. Ngoài công việc ở trang trại, anh Dương còn tham gia các hoạt động xã hội khác như: Xóm phó xóm Tân Sơn từ năm 2002-2006; rồi làm Hội đồng Nhân dân xã 2 khóa liên tục.
Chủ tịch UBND xã Phạm Hồng Sơn tấm tắc khen: “Đối với cá nhân anh Dương thì dù có quá khứ lỗi lầm, nhưng anh đã biết đứng dậy khắc phục để vươn lên làm giàu. Điều đáng quý là không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn hết lòng giúp đỡ người dân ở địa phương vì vậy người dân ở đây rất yêu quý, tin tưởng”.
Có thể bạn quan tâm
Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.
Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với Dự án GIZ Bạc Liêu (thích ứng biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học) và Dự án CLUEC (ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL) tổ chức khóa tập huấn "Sự tiến bộ kỹ thuật trong thử nghiệm lúa chịu mặn khu vực ven biển vùng ĐBSCL
“Cá tra được xem như sản phẩm độc quyền của Việt Nam trên thương trường quốc tế, vậy mà chúng ta cứ để nó lặn hụp qua mỗi mùa vụ. Chúng ta đã làm gì và sẽ làm gì để cuộc cạnh tranh xuất khẩu cá tra không dẫn đến kết quả là cùng kéo nhau xuống đáy ao như nhiều nhà kinh tế đã dự báo”
Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn đã triển khai bốn mô hình chăn nuôi gà thả đồi với quy mô mỗi mô hình 1.000 con/lứa nuôi, giống gà nuôi là giống J-DABACO.
Trong khi đó, bà con nông dân Sóc Trăng lại rất ít dịch bệnh tấn công. Theo anh Lê Văn Hầu ở Ấp Kinh Giữa, xã Kế Thành (Kế Sách-Sóc Trăng) cho biết: “Từ ngày có bẫy đèn nông dân an tâm sản xuất, vì có cán bộ khuyến nông theo dõi hằng đêm, nếu có hiện tượng rầy nâu và các loại thiên địch có hại bám đèn nhiều vượt mức cho phép, cán bộ khuyến nông khuyến cáo bà con đi thăm đồng thường xuyên kết hợp phun thuốc bảo vệ thực vật. Nên hai năm gần đây bà con nơi đây chi phí thấp mà vẫn trúng mùa”.