Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An: Tôm bị chết nguyên nhân chính là do bà con chưa chú trọng xây dựng ao lắng để xử lý nước trước khi lấy vào ao, bởi con giống mua về thả trong ao lắng nuôi 7 - 10 ngày để làm quen với môi trường nước. Sau đó thả vào ao nuôi, con giống không bị sốc nước gây ra bệnh đốm trắng.
Hiện tại ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành có gần 5.000 ha nuôi tôm nhưng chỉ có khoảng gần 10% diện tích nuôi tôm có ao lắng, nhiều hộ mua con giống về thả trong chậu 4 - 5 tiếng đồng hồ rồi đem ra thả xuống ao đầm nên tôm bị sốc nước, 20 - 25 ngày sau tôm trở bệnh đốm trắng chết. Có thể nói đây cũng là một phần do ngành chức năng trước nay chưa chú trọng khuyến cáo người dân nuôi tôm xây dựng ao lắng.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An phối hợp với chính quyền xã vận động, hướng dẫn những hộ nuôi từ 0,5 ha trở lên xây dựng ao lắng xử lý nước, con giống trước khi thả vào đầm. Mặt khác, ngành nông nghiệp hướng dẫn bà con khi xây dựng ao lắng, đầm ao dùng nilon bọc theo bờ bao chống rò rỉ nước mặn bên ngoài vào ao, tránh tình trạng tôm bị bệnh đốm trắng do môi trường nước. Ngành Ngân hàng nông nghiệp hỗ trợ vốn cho bà con vay dài hạn để xây dựng ao lắng đảm bảo chăn nuôi lâu dài, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi đó, từ trước Tết Nguyên đán Ất Mùi đến nay, tôm đất và tôm rằn xuất hiện nhiều ở khu vực đầm Ô Loan (huyện Tuy An), giúp nhiều ngư dân có thu nhập. Bình quân mỗi ngày có 40 sõng khai thác tôm đất và tôm rằn ở khu vực đầm Ô Loan. Với giá từ 200.000 đồng đến 220.000 đồng/kg tôm đất (loại khoảng 120 con/kg) và từ 280.000 đồng đến 320.000 đồng/kg tôm rằn (loại 80 con/kg), nên nhiều người có thu nhập gần 1 triệu đồng/ngày.

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật – tài chính – thị trường cho sản phẩm bò thịt năm 2015 – 2016, với tổng kinh phí thực hiện là 15.640.490.000 đồng. Trong đó: Năm 2015 là 8.119.770.000 đồng. Năm 2016 là 7.520.720.000 đồng.

Sau khi dự án đi vào hoạt động, hàng năm trang trại bò sữa sẽ cung ứng cho thị trường hơn 3,5 triệu lít sữa bò tươi chất lượng cao và hơn 300 con bò sữa giống cao sản, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nông dân trên địa bàn huyện Tân Thành.

Phần lớn gà, cút tại Đồng Nai được nuôi theo hình thức trang trại, đảm bảo an toàn về công tác phòng và chống dịch cúm gia cầm. Hiện Đồng Nai là một trong những tỉnh đứng đầu ở khu vực phía Nam về cung cấp các nguồn thực phẩm, như: thịt heo, gà, trứng.

Nhiều người dân nuôi heo thông tin, hiện nay giá heo hơi đã tăng 1.000 - 1.500 đồng/kg so với thời điểm trước tết và đang giữ mức 47.000 đồng/kg. Đa số đàn heo đã xuất bán dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi nên hiện nay lượng heo thịt còn ít trong khi thị trường vẫn có nhu cầu tiêu thụ mạnh. Với giá hiện tại, người nuôi heo có thể thu lãi từ 4,5 - 5 triệu đồng/tấn heo thịt.