Hỗ Trợ Nông Dân Gần 7 Triệu Cây Giống Cà Phê

Số nông dân nhận được cây giống trong thời gian thực hiện chương trình sẽ tăng từ khoảng 300 người lên trên 19.000 người.
Ngày 13/8, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) cho biết đơn vị phối hợp cùng công ty Nestlé Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai gần 6,9 triệu cây giống cà phê.
Theo WASI, số nông dân nhận được cây giống trong thời gian thực hiện chương trình sẽ tăng từ khoảng 300 người lên trên 19.000 người. Ngoài ra, chương trình cũng tác động tích cực đến việc cung ứng trên 16 tấn hạt giống tốt, chất lượng cao của WASI để bà con nông dân tự ươm giống, phục vụ tái canh trên diện tích cà phê già cỗi. Bên cạnh đó, khoảng 21.000 nông dân được tập huấn kỹ thuật dựa trên nền tảng của bộ quy tắc quốc tế 4C, sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững.
Ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng WASI cho biết: “Dự án đã giúp tháo gỡ nhiều khó khăn của việc trồng lại cây cà phê; đồng thời Nestlé đã hỗ trợ WASI nâng cấp phòng thí nghiệm, tài trợ các thiết bị nhân giống cấy mô, xây dựng khu vực thí nghiệm trồng cây cà phê kháng tuyến trùng và hỗ trợ 50% giá cây giống cho nông dân, thúc đấy mạnh mẽ việc thay thế các cây cà phê già cỗi. Chương trình đẩy nhanh việc cung cấp cho thị trường những giống cà phê mới, năng suất lên đến 7 tấn/hecta, gần gấp đôi năng suất trung bình hiện nay”.
Theo kế hoạch đến cuối năm 2014, dự án sẽ chuyển giao 7 triệu cây giống và tổ chức tập huấn cho 24.000 nông dân tại vùng trồng cà phê trọng điểm ở 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm

Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, năm 2014, Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao triển khai mô hình nuôi ếch Thái Lan thương phẩm bằng lồng hở tại một số xã, thị trấn trong huyện. Bước đầu mô hình này cho kết quả khả quan.

Thực hiện Quyết định số 1830/QĐ-UBND ngày 3-7-2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2020, trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành, thị tích cực thực hiện các nội dung giải pháp quy hoạch, trong đó phát triển mạnh mô hình nuôi thâm canh cá lồng trên sông và hồ chứa.

Chiều 19.8, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất khảo nghiệm 4 giống lúa mới, gồm SV181, SV46, SV47, SVX7 tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc.

Thời gian sinh trưởng cực ngắn, kháng được nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm, cho năng suất vượt trội…, giống lúa lai mới HBO2 hứa hẹn sẽ mang lại cho nông dân xứ Quảng hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là một trong những giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hôm qua 19.8, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quảng Nam và Trường Đại học Nông lâm Huế phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm Phú Ninh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình “Sản xuất trình diễn giống đậu phụng L23 trên chân đất lúa chuyển đổi có sử dụng chế phẩm sinh học TP phòng trừ bệnh héo rũ” tại cánh đồng Bà Kiên thuộc thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh.