Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững
Ngày đăng: 05/10/2015

Lao động làm việc tại các cơ sở đan mây đều được Hội LHPN xã Phước Nghĩa giới thiệu.

Hội LHPN xã Phước Nghĩa, hiện có 1.384 HV, sinh hoạt tại 3 chi hội. Với đặc thù là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các HV còn gặp nhiều khó khăn về vốn, kiến thức;

Hội LHPN xã đã vận động chị em HV chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, theo hướng sản xuất hàng hóa; tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT trồng trọt, chăn nuôi, giúp HV tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Chị Lê Thị Loan, Chủ tịch Hội LHPN xã Phước Nghĩa, cho biết: Thời gian qua, Hội LHPN xã  đã tập trung thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015” và chương trình hành động “Tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững”.

Qua đó, Hội đã trực tiếp giới thiệu 200 HV học nghề và làm việc tại 3 cơ sở đan mây ở địa phương, cùng với 100 HV nhận hàng đan mây về nhà tự làm, thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.

Để có nguồn vốn đáp ứng cho HV đầu tư phát triển sản xuất, nhất là chị em nghèo, tính từ năm 2010 đến nay, Hội đã tín chấp với Ngân hàng CSXH cho 262 lượt HV vay vốn với số tiền trên 4 tỉ đồng;

Ngân hàng Đông Á cho 18 chị vay với số tiền 230 triệu đồng; vốn quỹ phụ nữ nghèo cho 6 chị vay lãi suất thấp 7 triệu đồng; vốn tổ tiết kiệm phụ nữ 4 triệu đồng cho 3 chị vay.

Các nguồn vốn đều đầu tư đúng mục đích, tạo thêm nhiều công ăn, việc làm, thu nhập ổn định cho HV; góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn xã xuống còn 1,18% năm.

Chị Lê Thị Thúy Hằng, ở thôn Hưng Nghĩa, là một trong những HV tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của Hội LHPN xã.

Được tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, được hỗ trợ vốn vay ưu đãi, chị đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, chuyển 4 sào đất trồng màu vào trồng khổ qua, hoa huệ, hàng năm thu lãi hơn 50 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Hương, ở thôn Thọ Nghĩa, được hỗ trợ chăn nuôi heo sinh sản và heo thịt, thu lãi 100 triệu đồng/năm. Nhiều HV được hướng dẫn phát triển kinh tế theo mô hình VAC, có thu nhập hàng chục triệu đến cả trăm triệu đồng/năm.

Phát triển kinh tế gia đình có hiệu quả, HV phụ nữ xã Phước Nghĩa tích cực tham gia vào các hoạt động của địa phương, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới, đóng góp tiền, ngày công lao động, tự nguyện hiến đất để xây dựng hạ tầng nông thôn... góp phần giúp xã Phước Nghĩa đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2014. 


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao

Huyện Kbang (Gia Lai) có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.

13/08/2013
Ớt, Hành Hàn Quốc Năng Suất “Khủng” Ớt, Hành Hàn Quốc Năng Suất “Khủng”

Giống ớt của Hàn Quốc trồng thử nghiệm tại nước ta cho năng suất 20 - 21 tấn/ha, còn giống hành lá cho năng suất tới 70 tấn/ha, cao gấp 2 - 3 lần các giống bản địa.

19/01/2013
Hỗ Trợ Chứng Nhận Sản Phẩm Vải Thiều An Toàn Ở Bắc Giang Hỗ Trợ Chứng Nhận Sản Phẩm Vải Thiều An Toàn Ở Bắc Giang

Ban Quản lý dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển Chương trình khí sinh học (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với đơn vị chuyên môn thực hiện mô hình hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn đối với vải thiều.

30/03/2013
Hỗ Trợ Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Hỗ Trợ Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học

Thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh (gọi tắt là Công ty Trúc Anh), Doanh nghiệp tư nhân tôm giống Dương Hùng (gọi tắt là DNTN Dương Hùng) đầu tư, hỗ trợ và xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học (ATSH), nhằm chuyển giao khoa học - kỹ thuật và xây dựng mô hình để nhân rộng ra cho nông dân học tập kinh nghiệm.

13/08/2013
Trồng Đu Đủ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Đu Đủ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Anh Lê Tuấn Anh 39 tuổi, thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) trồng đu đủ cho thu nhập cao.

23/01/2013