Hỗ Trợ Cá Giống Cho Nông Dân
Nhằm khuyến khích các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) duy trì ổn định và phát triển sản xuất, Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ vừa tổ chức hỗ trợ cá thát lát cườm và cá rô phi giống cho hàng trăm hộ dân ở 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới và nông dân trong mô hình mẫu điểm, cánh đồng mẫu lớn trong huyện.
Theo đó, đã hỗ trợ 50.000 con thát lát cườm giống và 700kg cá giống rô phi cho nông dân. Mỗi con thát lát giống có giá 2.600 đồng và 5.500 đồng/kg cá rô phi. Trong đó, Phòng kinh tế huyện hỗ trợ 50% giá của một loại giống.
Huyện Long Mỹ hiện có gần 3.000ha mặt nước nuôi thủy sản, trong đó diện tích cá dưới ruộng gần 2.000ha, gần 800 lồng vèo, còn lại là cá nuôi trong ao. Các loại cá được bà con nông dân chọn thả nuôi chủ yếu là cá thát lát cườm, cá lóc, cá rô phi, cá sặt rằn.
Có thể bạn quan tâm
Từ lâu hành tăm đã là cây trồng truyền thống của nông dân Nghi Lâm (Nghi Lộc, Nghệ An) nhưng nay hành tăm đang là cây trồng cho thu nhập cao nhất trong vụ đông ở đây, đạt trên 200 triệu đồng/ha.
Huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè đang bước vào thu hoạch lúa thu đông sớm 2015. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, đến nay nông dân các địa phương đã thu hoạch khoảng 15.000 ha, đạt 17% diện tích xuống giống, năng suất trung bình 5,29 tấn/ha.
Những năm qua, nhờ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp nên kinh tế nhiều hộ nông dân ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước trở nên khá hơn.
Sản xuất thanh long đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Bình Thuận; là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của trái cây Bình Thuận.
Với sự vào cuộc quyết liệt từ UBND tỉnh Bình Thuận đến các ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương, đến giữa tháng 11 toàn tỉnh chỉ còn 5.359 ha thanh long nhiễm bệnh đốm nâu.