Hồ Tiêu Lộc Ninh Được Cấp Thương Hiệu

Ngày 9-6-2014, ông Võ Đăng Khoa, Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho biết: Cục sở hữu trí tuệ vừa có quyết định (số 16420/QĐ-SHTT ngày 25-3-2014) về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước.
Như vậy hồ tiêu Lộc Ninh là sản phẩm nông sản đầu tiêu của tỉnh Bình Phước xây dựng được thương hiệu tập thể. Huyện Lộc Ninh là vùng trồng tiêu lâu đời và có tiếng ở khu vực Đông Nam bộ. Hiện nay, Lộc Ninh có khoảng 3.559 ha diện tích đất trồng tiêu, năng suất đạt 3 đến 4 tấn/ha, chiếm gần 40% diện tích và chiếm 50% sản lượng tiêu trên toàn tỉnh. Giống tiêu được nông dân ưa chuộng nhất là giống vĩnh linh, tiêu sẻ lớn, tiêu trung.
Tuy nhiên, so với thực tế, cây tiêu chưa thực sự phát triển bền vững và ổn định. Nguyên nhân là do suốt trong khoảng thời gian dài bỏ ngỏ việc xây dựng thương hiệu cho tiêu Lộc Ninh. Vệc tiêu thụ hàng phải qua nhiều khâu trung gian hoặc phải sử dụng thương hiệu của đối tác.
Từ chủ trương của UBND tỉnh, năm 2012, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh đã bắt đầu phối hợp cùng Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học cộng nghệ (Sở khoa học và công nghệ) tiến hành xác lập chỉ dẫn địa lý, xây dựng nhãn hiệu hay nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh.
“Việc đạt được chứng nhận nhãn hiệu tập thể hồ tiêu Lộc Ninh sẽ góp phần nâng cao giá trị, danh tiếng sản phẩm, đảm bảo việc xúc tiến thương mại có hiệu quả; góp phần nâng cao giá trị kinh tế - xã hội của địa phương; bảo tồn các giống tiêu truyền thống của địa phương có chất lượng và đặc trưng riêng” - ông Khoa khẳng định.
Dự tính, giấy chứng nhận nhãn hiệu sẽ chuyển giao cho Hội nông dân Lộc Ninh quản lý, khai thác theo đúng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Theo quy chế quản lý, để được sử dụng nhãn hiệu tập thể, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hạt tiêu phải có nguồn gốc tại huyện Lộc Ninh.
Sản phẩm phải đáp ứng các chỉ tiêu về chất lượng nằm trong khung chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu tập thể hoàn toàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được nhà Nước bảo hộ quyền sủ dụng nhãn hiệu tập thể, được tham gia các chương trình quảng bá, phát triển thương hiệu, yên tâm về đầu ra của sản phẩm, được hỗ trợ tem nhãn, bao bì sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Không đầu tư thêm nhà máy chế biến cá tra phi lê ở ĐBSCL - Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại buổi lấy ý kiến dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 10/7.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 5 loại hình cà phê bền vững gồm: 4C, UTZ Certified, RFA và Fairtrade. Tuy nhiên với cà phê canh tác theo tiêu chuẩn 4C (canh tác dựa trên những tiêu chuẩn về kinh tế, môi trường, xã hội) được xem là loại hình phổ biến nhất do yêu cầu kỹ thuật ở mức cơ bản dễ tiếp cận đối với người dân.

Năm 2014, Vĩnh Châu có 6.205 ha trồng hành tím, sản lượng đạt 110.126 tấn. Mặc dù cán bộ nông nghiệp địa phương hướng dẫn nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác và chất lượng sản phẩm hành tím, nhất là bón phân cân đối, khuyến cáo sử dụng phân hữu cơ để nâng cao chất lượng và thời gian bảo quản, nhưng vẫn còn một số nông dân canh tác theo tập quán cũ muốn tăng trọng lượng, bón thừa phân urê.

Ông Trần Thanh Phương, ở ấp Tường Thắng B, xã Vĩnh Thanh là một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng ở huyện Phước Long. Với diện tích 1,1 ha đất nông nghiệp, trước đây chỉ độc canh cây lúa, ông nhận thấy nếu chỉ độc canh cây lúa thì kinh tế gia đình khó được cải thiện.

Theo ông George Chamberlain, Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), các trại nuôi tôm ở châu Á mặc dù đã được trang bị kỹ thuật và nhận được các tư vấn về kiểm soát Hội chứng chết sớm (EMS) song vẫn còn rất nhiều việc cần phải thực hiện.