Bưởi Bạch Đằng Hứa Hẹn Bội Thu
Mặc dù sản lượng có giảm hơn so với năm ngoái nhưng hiện nay giá bưởi lại cao hơn gần gấp đôi so với năm ngoái, nhất là trong dịp tết giá bưởi sẽ còn tăng cao nên các nhà vườn ở Bạch Đằng (Bình Dương) đang tất bật chăm sóc để chờ đón tết.
Nhờ xử lý ra hoa tốt và tuân thủ quy trình sản xuất theo mô hình VietGap nên hiện nay vườn bưởi 1.600m2 của anh Nguyễn Hữu Tâm ở ấp Điều Hòa (Bình Dương) đang trĩu quả, hứa hẹn cho thu hoạch vào đúng dịp tết.
Anh Tâm cho biết để có bưởi thu hoạch vào đúng dịp tết đòi hỏi người trồng phải biết áp dụng kỹ thuật, trước khi ra hoa phải có quy trình phân hóa mầm hoa cho cây bưởi (khoảng 2 tháng trước khi ra hoa), sau đó là bón phân để đón ra hoa…
Vì bưởi tết dùng để chưng, cúng nên gần đến ngày thu hoạch càng phải chăm sóc kỹ lưỡng hơn, nhất là việc phòng trừ sâu bệnh để có trái to, đẹp phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong dịp tết.
Năm ngoái, từ vườn bưởi anh Tâm thu hoạch được 120 triệu đồng, riêng vụ bưởi tết đã đạt đến 95 triệu đồng. Năm nay, dự tính vụ bưởi tết anh sẽ thu hoạch ngoài 100 triệu đồng vì bưởi hiện đang có giá cao và vườn bưởi của anh cho trái to, trung bình 1kg/trái.
Ông Ngô Văn Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bạch Đằng cho biết, do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên sản lượng bưởi năm nay giảm khoảng 30 - 40% so với năm ngoái, nhưng nhìn chung tâm trạng của nhà vườn đều rất phấn khởi chờ đón mùa bưởi tết vì giá bưởi hiện đang tăng cao (50.000 đồng/kg).
Cũng theo ông Hải, hiện nay bưởi Bạch Đằng không đủ để cung ứng theo đơn đặt hàng của các đối tác vì thương hiệu bưởi Bạch Đằng đã nổi tiếng xa gần và đã mở rộng thị trường tiêu thụ ra toàn quốc. Hiện toàn xã Bạch Đằng có hơn 500 hộ trồng bưởi với diện tích khoảng 400 ha, trong đó có 3,5 ha được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo mô hình VietGap.
Hơn nữa người trồng bưởi năm nay cũng rất phấn khởi vì hiện xã đang triển khai chính sách của UBND tỉnh hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây đặc sản truyền thống của xã. Theo đó, đã có 224 hộ đăng ký trồng mới, cải tạo vườn tạp bưởi ổi, bưởi đường lá cam. Đến nay đã có 11 hộ trồng mới được 1,71 ha bưởi.
Có thể bạn quan tâm
Trong năm 2015, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo bà con ổn định diện tích, thả giống đúng lịch thời vụ. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, thành lập các Tổ hợp tác nuôi tôm quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất; tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, đảm bảo lợi ích cho các hộ nuôi…
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết: Ðể tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi theo hướng VietGAP xã hỗ trợ 100% vỏ hầm biogas, thành lập câu lạc bộ chăn nuôi cho người dân tham gia học tập và chia sẻ kinh nghiệm.
Ông Thành cho biết: Con giống tự tìm nên không chuẩn, do nhiều giống gà khác nhau, nên khó khăn cho việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc tìm nguồn thức ăn chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn, giá thành khi mua lẻ các loại thức ăn gia cầm từ các cửa hàng cao, trừ chi phí, lãi thu về không nhiều.
Anh Tô Vũ Lực cho biết: “Gia đình tôi có 4 sào ao nuôi cá giống và cá thương phẩm. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình nên cách đây hơn một tuần, vợ chồng tôi đã xin bèo về thả trên ao để hạn chế gió lạnh. Mấy hôm nay, nhiệt độ xuống thấp, tôi căng thêm bạt trên mặt ao và đóng bè bằng tre nứa thả xuống đáy để cá trú ẩn, tránh rét”.
Thành lập ngày 17-2-1989, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) bằng tinh thần chủ động sáng tạo, đã từng bước vượt bao khó khăn, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật... trở thành một đơn vị nghiên cứu đầu ngành, cung ứng nguồn con giống gia cầm chất lượng cao cho sản xuất, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phục hồi và phát triển sau các đợt dịch cúm gia cầm.