Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hình thành nền nông nghiệp hiện đại

Hình thành nền nông nghiệp hiện đại
Ngày đăng: 04/11/2015

43% số xã đạt chuẩn NTM

Hà Nội vừa được công nhận huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên, đó là huyện Đan Phượng.

Địa phương này đã có 13/15 xã đạt chuẩn và 2 xã còn lại đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ trình thành phố phê duyệt đạt chuẩn NTM.

UBND TP.Hà Nội cho biết, đến cuối năm 2015, toàn thành phố có 166/386 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 43% tổng số xã.

Đây là tỷ lệ cao gấp 2 lần so với mức trung bình của cả nước (cả nước đạt 20%).

 

Cơ giới  hóa nông nghiệp ở huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Phong - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay: "Hà Nội là thủ đô, nhưng lại có khu vực nông thôn với 386 xã, thuộc diện rộng lớn nhất của cả nước.

Vì vậy, lãnh đạo thành phố luôn tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Những thay đổi tích cực thông qua việc xây dựng NTM ở khu vực nông thôn là dễ nhận thấy nhất".

Để đạt được kết quả trên, ông Phong cho rằng công tác xây dựng NTM đã được tập trung chỉ đạo, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.

Cùng với sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân thủ đô.

Có thể nhìn thấy sự đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp trong việc xây dựng NTM qua số vốn huy động được trong chương trình này.

Cụ thể, trong 5 năm qua vốn huy động đầu tư xây dựng NTM đạt bình quân khoảng 5.800 tỷ đồng/năm, trong đó có 23,6 % vốn được huy động ngoài ngân sách.

Thông qua đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn được chú trọng đầu tư để có những thay đổi đáng kể.

Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở được bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn và liên thôn được bê tông hóa đạt 95%, tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa đạt 80,5%, các xã đều có hệ thống loa truyền thanh.

Hiện TP.Hà Nội không còn phòng học tạm, dột nát và tình trạng phải học 3 ca.

100% số xã có trạm y tế, có bác sĩ và nhiều xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Môi trường nông thôn được cải thiện, tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải ở ngoại thành đạt 90%, dân số nông thôn được sử dụng nước đảm bảo vệ sinh đạt 100%.

Nhiều vùng hàng hóa giá trị cao

Cùng với việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, vấn đề đầu tư xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao gắn với việc hình thành chuỗi liên kết, nâng cao giá trị sản phẩm đã được TP.Hà Nội chú trọng đầu tư, thực hiện.

Cụ thể, TP.Hà Nội đã hình thành và mở rộng một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao.

Đến nay, thành phố đã phát triển ổn định 69 xã chăn nuôi trọng điểm, hình thành 24 khu chăn nuôi tập trung, quy mô lớn ngoài khu dân cư; 5.000ha rau an toàn tập trung được quản lý; duy trì ổn định 34 vùng sản xuất lúa hàng hóa với tổng diện tích 25.000ha, trong đó có gần 6.000ha lúa chất lượng cao.

Việc dồn điền, đổi thửa cũng đã đạt trên 97% những diện tích có thể dồn điền đổi thửa, tạo tiền đề phát triển sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Dồn điền đổi thửa đã tạo tiền đề để ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

Hà Nội đã có nhiều cánh đồng mẫu lớn, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh có giá trị kinh tế cao như mô hình trồng hoa, mô hình trồng cây ăn quả, ở các huyện Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh... đạt từ 1 - 2 tỷ đồng/ha.

Theo lãnh đạo Sở NNPTNT Hà Nội, kinh tế nông thôn của thành phố đã có bước phát triển khá, xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao có thương hiệu uy tín, bước đầu hình thành được một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Có thể kể đến 18 chuỗi liên kết trong chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm với 3.429 thành viên tham gia, 30 điểm giao dịch và 1.313 đại lý, điểm tiêu thụ sản phẩm.

Trung bình mỗi ngày, các chuỗi liên kết tiêu thụ được 392.000 quả trứng, 22,35 tấn thịt lợn, 10,75 tấn gia cầm, 150 tấn thịt bò, 100 tấn sữa.

Đến nay, ngành nông nghiệp của thủ đô có mức tăng trưởng bình quân 2,4%/năm, giá trị sản xuất ước đạt 231 triệu đồng/ha đất canh tác, tăng 1,24 lần so với năm 2010.

Cơ cấu nội ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, chế biến và dịch vụ nông nghiệp. 

Cơ bản không còn nhà dột nát

Theo báo cáo của UBND TP.Hà Nội (trình Đại hội Đảng bộ thành phố), thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn trong những năm qua tiếp tục tăng lên, năm 2015 ước đạt 33 triệu đồng/người/năm, gấp 2 lần so với năm 2011.

Tỷ lệ các hộ có nhà kiên cố và khang trang; có truyền hình, điện thoại cố định và kết nối internet ngày càng tăng.

Số hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế ước đạt 245.842 hộ, hỗ trợ học nghề ước đạt 12.718 hộ, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở 4.755 hộ.

Cơ bản hộ nghèo không còn nhà dột nát, xuống cấp.


Có thể bạn quan tâm

Công Ty Lương Thực Tiền Giang Triển Khai Thu Mua 33.000 Tấn Gạo Tạm Trữ Công Ty Lương Thực Tiền Giang Triển Khai Thu Mua 33.000 Tấn Gạo Tạm Trữ

Ngày 18-6, ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang cho biết, trong đợt thu mua tạm trữ lúa gạo vụ hè thu 2013, đơn vị được phân bổ thu mua 33.000 tấn quy gạo, bao gồm chỉ tiêu của VFA giao là 24.000 tấn; Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao 9.000 tấn.

19/06/2013
Gặp Gỡ Một Nông Dân Sản Xuất Giỏi Gặp Gỡ Một Nông Dân Sản Xuất Giỏi

Anh Trần Điền Thuấn ngụ ấp Tân Mỹ, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, tài sản đáng giá của vợ chồng anh là miếng đất thổ cư 500m2.

19/06/2013
Những Làng Quê Ôm Nợ Bi Đát Mang Tên Tôm Hùm Những Làng Quê Ôm Nợ Bi Đát Mang Tên Tôm Hùm

Dọc ven biển các tỉnh Nam Trung bộ có rất nhiều vùng nuôi tôm hùm, sú, thẻ chân trắng. Trước đây, ở những làng nuôi tôm này có không ít người trở thành tỷ phú, vậy mà bây giờ họ thành "chúa Chổm".

20/06/2013
Việt Nam Được Hỗ Trợ 1,7 Triệu USD Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Việt Nam Được Hỗ Trợ 1,7 Triệu USD Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Theo đó, FAO sẽ triển khai thực hiện dự án hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường khả năng sẵn sàng phòng ngừa và đối phó với dịch cúm gia cầm với trị giá là 1,7 triệu USD. Nguồn vốn này do Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

20/06/2013
Trồng Khoai Môn Sáp Thái Lan Cho Thu Nhập Cao Trồng Khoai Môn Sáp Thái Lan Cho Thu Nhập Cao

Nông dân Mai Văn Nên trồng 12 công khoai môn sáp Thái Lan ở khu vực Tà Lọt sau lưng núi Cấm, xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) đạt hiệu quả cao. Ông Nên cho biết, khoai môn sáp Thái Lan được mua giống từ Campuchia, sau 6 tháng trồng cho thu hoạch.

20/06/2013