Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Gạo Đối Mặt Nhiều Thách Thức

Xuất Khẩu Gạo Đối Mặt Nhiều Thách Thức
Ngày đăng: 11/10/2014

Ngày 10/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất niên vụ lúa năm 2014, triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2014-2015 tại Nam bộ.

Giá gạo xuất khẩu sẽ giảm trong đầu năm 2015

Ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến 30/9/2014 các DN xuất khẩu gạo cả nước đã ký hợp đồng xuất khẩu được khoảng 6,51 triệu tấn gạo. Số hợp đồng này bao gồm cả 613.000 tấn chuyển sang từ năm 2013.

Đến nay, các DN đã giao hàng được 4,78 triệu tấn, số còn lại sẽ giao hàng từ nay đến cuối năm.

Để có đủ lượng gạo giao hàng cho các hợp đồng đã ký, các tháng tới, DN sẽ phải mua vào khoảng 638.000 tấn nữa. Đây là điều không đáng lo ngại bởi VFA dự báo lượng gạo cân đối xuất khẩu còn lại trong quý 4/2014 ước khoảng 810.000 tấn - đủ nguồn cung.

Tuy nhiên, ông Phạm Văn Bảy  cho rằng, giá mua lúa gạo nguyên liệu vụ Thu Đông sẽ không có cơ hội tăng vì từ nay đến cuối năm sẽ không có thêm hợp đồng tập trung lớn được ký kết.

Theo đánh giá của VFA, hiện nay Thái Lan đang chuẩn bị thu hoạch vụ chính vào tháng 11. Chính phủ nước này đang triển khai nhiều biện pháp nhằm chiếm lại các thị trường truyền thống và sẵn sàng bán giá thấp cả đối với gạo tồn kho vụ cũ và gạo mới. Vì thế áp lực cạnh tranh đối với gạo Việt Nam sẽ rất gay gắt và xu hướng giá xuất khẩu sẽ giảm trong đầu năm 2015.

Ngoài ra, thông tin Chính phủ Philippines sẽ không nhập thêm gạo trong năm 2014 và hạn mức nhập khẩu trong năm 2015 mặc chưa được cơ quan lương thực nước này công bố, nhưng chắc chắn muốn bán gạo vào thị trường này các tháng đầu năm 2015, các DN Việt Nam sẽ phải hạ giá để bắt kịp động thái của các nhà xuất khẩu Thái Lan.

Sẵn sàng ứng biến

Theo VFA, vụ Hè Thu 2014 mặc dù Chính phủ không thực hiện chương trình tạm trữ nhưng giá lúa gạo ở các địa phương ĐBSCL vẫn ổn định ở mức cao do thương lái mua gom phục vụ xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Nhưng vụ Đông Xuân tới đây tình hình thị trường và giá xuất khẩu cơ bản cho thấy đang rất khó khăn do thời gian qua các DN xuất khẩu do phải mua nguyên liệu quá cao nên cũng đang phải chịu áp lực lỗ vốn. Do đó, nếu tình hình diễn biến xấu quá trong các tháng đầu năm VFA sẽ có kiến nghị để Bộ NN&PTNT trình với Chính phủ về giải pháp thu mua tạm trữ.

Về phía các địa phương, ông Cao Văn Hóa - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tiền Giang cho biết, để giúp các DN tại Tiền Giang thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu và thực hiện tốt mô hình cánh đồng mẫu lớn, Sở NN&PTNT Tiền Giang đã gửi công văn kiến nghị tới Ngân hàng nhà nước tại tỉnh để cho DN được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, giảm bớt khó khăn.

Tương tự, UBND tỉnh An Giang cũng đã gửi văn bản đề nghị cho phép một số DN đang thực hiện mô hình “cánh đồng mẫu lớn” được vay vốn tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) để liên kết với nông dân cung ứng lúa giống, phân bón thuốc bảo vệ thực vật, từ đó tạo ra nguồn nguyên liệu lúa chất lượng cao, chế biến gạo xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho DN thu mua xuất khẩu, VFA đang kiến nghị Bộ Tài chính nhanh chóng giải ngân phần vốn hỗ trợ lãi suất theo chương trình tạm trữ vụ Đông Xuân 2013- 2014 để các DN có vốn thu mua lúa nguyên liệu vụ Thu Đông. Hiện nay một số ngân hàng đặt ra điều kiện DN phải có hợp đồng xuất khẩu thì mới được giải ngân vay vốn nên VFA kiến nghị NHNN xem xét để có cơ chế tháo gỡ nút thắt này.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Bồ Câu Pháp Hướng Phát Triển Mới Của Nhà Nông Tân Hiệp (Lâm Đồng) Nuôi Bồ Câu Pháp Hướng Phát Triển Mới Của Nhà Nông Tân Hiệp (Lâm Đồng)

Đến trại chim bồ câu Mạnh Trung (Tân Hiệp, Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng), ấn tượng đầu tiên là hàng trăm cặp chim bồ câu lông trắng, chân hồng được nuôi nhốt trong lồng xếp thành một dãy dài. Nhẹ nhàng bắt một con bồ câu ra, anh Phùng Mạnh Trung - chủ trại chim cho biết hiện trại có hơn 500 cặp bồ câu, tất cả đều là giống của Pháp. Ít ai nghĩ trại chim có giá trị hơn nửa tỉ đồng này là của một thanh niên mới ngoài đôi mươi.

18/04/2013
Thả 6.000 Cá Giống Xuống Sông Bùi Thả 6.000 Cá Giống Xuống Sông Bùi

UBND huyện Chương Mỹ cùng Chi cục Thủy sản Hà Nội vừa phối hợp tổ chức mít tinh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và trực tiếp thả hơn 150kg cá giống (trên 6.000 con cá chép, cá chày mắt đỏ và cá trôi) xuống sông Bùi (địa phận xã Thủy Xuân Tiên).

18/06/2013
“Thủ Phủ” Tôm Ôm Nợ “Thủ Phủ” Tôm Ôm Nợ

Xã Phước Hòa (Tuy Phước) có nhiều diện tích mặt nước nằm ven đầm Thị Nại, là 1 trong những vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Bình Định. Trong suốt 10 năm qua, không năm nào người nuôi tôm ở đây không bị thất bại. Nợ nần chồng chất khiến các chủ hồ tôm trở thành những “chúa chổm” vùng đầm.

18/06/2013
Đổi Đời Nhờ Mướp Đổi Đời Nhờ Mướp

Là người có diện tích trồng mướp lớn nhất xóm 2, thôn Phú Hưng, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, Bình Định, mỗi tháng anh Nguyễn Triều Hải có thu nhập cả chục triệu đồng.

10/09/2012
Biến Chim Cút Thải Loại Thành Chim Rừng Để Lừa Người Tiêu Dùng Biến Chim Cút Thải Loại Thành Chim Rừng Để Lừa Người Tiêu Dùng

Trong khoảng một tháng trở lại đây, trên vỉa hè khu vực đầu cầu phía bờ trái sông Đà thuộc phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) xuất hiện một vài người bán những xâu chim đã được vặt lông sẵn, mỗi xâu có 30 – 40 con. Sáng ngày 17/4 lại xuất hiện một người đàn ông khoảng hơn 40 tuổi, mặc bộ quần áo bảo hộ màu xanh rêu bán chim.

19/04/2013