Hiệu quả việc thu gom rác thải trên đồng ruộng

Qua hơn 2 năm thực hiện mô hình, bước đầu nông dân đánh giá cao hiệu quả mang lại là giảm ô nhiễm môi trường. Mô hình được thực hiện rộng rãi trong toàn xã, với diện tích trên 750ha, có trên 550 hộ dân trong khu vực có diện tích đất liền kề nhau tham gia.
Ông Nguyễn Thành Công - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thọ cho biết: “Trước đây, bà con khi sử dụng xong thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì vứt bừa bãi ngoài đồng ruộng. Hội Nông dân đã lên kế hoạch phân công các đồng chí trong Ban chấp hành phụ trách các ô đê bao, vận động bà con mỗi đầu đất tùy theo địa hình treo một cái bao hoặc những ruộng có bờ đê cao đào hố để chứa bao bì, vỏ chai thuốc BVTV. Khi phun xịt thuốc xong gom lại tận dụng bán phế liệu hoặc tiêu hủy. Qua thời gian phát động, bà con đã ý thức được việc bảo vệ môi trường nên hiệu quả đạt cao”.
Để nông dân thực hiện mô hình đạt hiệu quả, Hội Nông dân xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia thu gom rác thải trên đồng ruộng, đồng thời Trạm BVTV huyện đã tổ chức tập huấn cho nông dân với chuyên đề “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”, hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV an toàn, không sử dụng thuốc hóa học khi không cần thiết và sau khi sử dụng phải thu gom các vỏ chai, bao bì thuốc BVTV bỏ vào nơi quy định để bảo vệ môi trường, giảm bớt độc tố trong lúa gạo và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Qua thời gian thực hiện mô hình, tình trạng rác thải bao bì trên bờ đê, bờ ruộng hạn chế rất nhiều. Các hố rác được đặt trên bờ đê, bờ ruộng nên mỗi ngày ai đi qua cũng đều gom rác thải bỏ vào, từ đó đã tạo cho bà con ý thức nhất định góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người nông dân.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn chưa được đồng bộ và điều khắp các ấp, đặc biệt đối với những hộ có đất canh tác xa nhà, hộ xâm canh thì việc thu gom rác thải như thế này chưa được quan tâm nhiều.
Ông Nguyễn Hồng Phương - Bí thư chi bộ ấp 2, xã Mỹ Thọ cho biết: “Còn một số hộ ở xa, xâm canh chưa thực hiện tốt việc này. Sắp tới, chúng tôi tiến hành vận động các hộ này thực hiện cũng giống như người tại địa phương, đồng thời triển khai rộng rãi toàn ấp để góp phần bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn”.
Related news

Ngày 5/2, tại Đồng Tháp, Hiệp hội cá tra Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo “Tái cấu trúc ngành cá tra gắn với tái cơ cấu nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”. Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan trung ương và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Những ngày này, bà con các hộ làm mắm truyền thống ở Nam Ô, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đang tất bật hoàn tất những công đoạn cuối cùng như chắt lọc, đóng chai, dán nhãn... để kịp đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ Tết. Không khí rộn ràng tràn ngập khắp làng nghề nước mắm đã nức tiếng từ thuở nào.

Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.

Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.

Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.