Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến

Hiệu quả từ phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến
Ngày đăng: 04/08/2015

Chị Ánh cho biết: Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao. Trước đây, gia đình tôi thường úm gà bằng nhiệt toả ra từ bóng đèn điện hoặc đốt củi, than tổ ong trong một thùng sắt to để sưởi ấm cho gà con. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng điện rất tốn kém, trong những tháng úm gà, gia đình tôi thường phải trả khoảng 1 - 1,5 triệu tiền điện/tháng. Còn phương pháp đốt củi, than tổ ong khiến nhiệt phân bố không đều và sinh ra quá nhiều khói trong quá trình đốt, gây ô nhiễm môi trường.

Xuất phát từ điều đó, chị Ánh luôn trăn trở tìm cách cải tiến phương pháp úm gà để tiết kiệm chi phí và giảm ô nhiễm môi trường. Trong một lần tình cờ thấy cách làm lò sấy thuốc lá thủ công của nông dân xóm Đèo Khê, xã Tân Kim, chị Ánh đã nảy ra ý định sử dụng củi đốt ở bên dưới nền chuồng để sưởi ấm cho đàn gà. Sau khi nghiên cứu tài liệu, chị quyết định kết hợp biện pháp trên với cách làm bếp Hoàng Cầm tạo thành phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến.

Theo chị Ánh, kỹ thuật xây chuồng úm gà cải tiến không khác nhiều so với chuồng gà thông thường. Cửa chuồng được mở về hướng Đông Nam nhằm đảm bảo ấm về mùa đông và mát vào mùa hè. Tường được xây cao 1m, cột cao 3,5 - 4m. Dùng lưới mắt nhỏ bao quanh hoặc có thể đóng gỗ, tre, nứa và dùng bạt bao quanh khu chuồng gà để tránh mưa, gió. Trên nền chuồng đào rãnh sâu 0,8m, rộng 0,5m, dài 3 - 4m, bên trong rãnh đặt các ống dẫn nhiệt. Đường ống dẫn nhiệt có thể dùng ống nhựa to, được đặt nghiêng để hút được khói lên phía trên, xây được 7m thì phải đặt đường ống dẫn khói sang ngang 2 bên sườn tường của chuồng gà để khói thoát ra ngoài, không làm ảnh hưởng đến đàn gà.

Sau đó, phủ nền chuồng bằng lần lượt một lớp vữa xi măng, đất và bê tông mỏng. Một cửa (bầu nhiệt) dẫn đến tất cả các ống nhiệt được đặt bên ngoài chuồng gà để đốt nhiên liệu. Nhiên liệu có thể tận dụng từ môi trường xung quanh như: than, củi, mùn cưa, trấu… Tạo nhiệt cho chuồng úm và nuôi gà bằng cách đốt nhiên liệu ở bầu nhiệt. Từ đây, nhiệt sẽ đi theo đường ống toả đều khắp nền chuồng. Nếu muốn điều chỉnh nhiệt độ, có thể sử dụng tấm ván đậy cửa bầu để giảm nhiệt độ hoặc mở cửa bầu để tăng nhiệt độ.

Qua một thời gian sử dụng phương pháp úm gà cải tiến vào chăn nuôi thực tế, chị Ánh nhẩm tính: Phương pháp này giúp gia đình tôi tiết kiệm được khoảng 60% chi phí so với úm gà bằng bóng đèn điện và giảm hẳn lượng khỏi gây ô nhiễm môi trường so với dùng củi đốt hoặc than tổ ong. Nhiều hộ chăn nuôi trong xóm cũng đã học tập cách xây dựng chuồng úm cải tiến của gia đình tôi. Anh Nguyễn Hữu Mạnh, người chăn nuôi gà ở xóm La Đuốc, xã Tân Kim chia sẻ: Gia đình tôi chăn nuôi gà đã hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, vào mùa đông, đàn gà của gia đình tôi thường bị chết do rét đậm, rét hại kéo dài, có khi thiệt hại đến hàng trăm con. Gia đình tôi thường sử dụng bóng đèn điện để úm gà, tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém và rủi ro cao khi gặp sự cố mất điện. Đầu năm 2015, khi quyết định xây một khu chuồng chăn nuôi gà mới, tôi đã nhờ chị Ánh thiết kế hệ thống chuồng úm gà cải tiến. Sau khi đưa vào sử dụng, phương pháp này cho hiệu quả rất tốt và tiết kiệm chi phí hơn so với phương pháp cũ. Thời gian tới, tôi dự định xây lại toàn bộ chuồng chăn nuôi gà của gia đình và áp dụng phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến.

Chị Dương Thị Sâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Bình thông tin: Qua một thời gian triển khai trong thực tế chăn nuôi, phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực và được nhiều hộ chăn nuôi học tập, làm theo. Chúng tôi đã đề xuất và được Hội Nông dân tỉnh đồng ý với kiến nghị có biện pháp hỗ trợ để nhân rộng mô hình. Hiện nay, Hội Nông dân tỉnh đang tiến hành khảo sát để lên kế hoạch nhân rộng mô hình hiệu quả này.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Cà Phê Tăng Đột Biến Ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) Diện Tích Cà Phê Tăng Đột Biến Ở Khánh Sơn (Khánh Hòa)

Thấy giá cà phê tăng, nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại ồ ạt trồng cà phê. Điều đáng nói là người dân chỉ trồng mà không chăm sóc nên hiệu quả không cao.

25/05/2013
Syngenta Được Khảo Nghiệm Giống Bắp Biến Đổi Gen Mới Syngenta Được Khảo Nghiệm Giống Bắp Biến Đổi Gen Mới

Ngày 16-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTT) có công văn số 2911/QĐ-BNN-KHCN đồng ý cho Công ty TNHH Syngenta Việt Nam khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới là MIR 162. Đây là giống bắp biến đổi gen (GMO) kháng sâu gây hại bộ vảy (miệng nhai).

19/11/2012
Tẩy Rửa Lừ, Sáo, “Tẩy” Luôn Cá Tôm Tẩy Rửa Lừ, Sáo, “Tẩy” Luôn Cá Tôm

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) nổi tiếng bởi hệ sinh vật phong phú và hàng trăm loài thủy hải sản có giá trị. Vài năm trở lại đây, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hóa chất của ngư dân sử dụng tẩy rửa lừ, sáo sau mỗi chuyến khai thác thủy sản về.

24/09/2013
Anh Trần Chút Trồng Cây Ăn Trái Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Anh Trần Chút Trồng Cây Ăn Trái Đạt Hiệu Quả Kinh Tế

Anh Trần chút, 38 tuổi cư ngụ tại thôn Lâm Hòa (xã lâm sơn, huyện Ninh Sơn) trồng cây ăn trái như chôm chôm, sầu riêng, bưởi, mít, xoài, măng cụt đạt hiệu quả kinh tế cao.

31/07/2013
Ruộng Khô, Cỏ Cháy Ở Đức Phổ (Quảng Ngãi) Ruộng Khô, Cỏ Cháy Ở Đức Phổ (Quảng Ngãi)

Lẽ ra vào thời điểm này, bà con nông dân ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đang hối hả xuống giống vụ hè thu, nhưng hiện nay hàng nghìn héc ta đất canh tác trên địa bàn huyện phải bỏ hoang, ruộng khô cỏ cháy.

25/05/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.