Xuất Khẩu Thủy Sản Cầm Chắc 7 Tỷ USD
Theo Tổng cục Hải quan, đến giữa tháng 10, kim ngạch XK thủy sản của cả nước đã đạt trên 6,1 tỷ USD.
Với giá trị XK đang ở mức 500- 600 triệu USD/tháng, kim ngạch XK thủy sản của nước ta trong năm nay chắc chắn sẽ chạm và vượt qua mốc 7 tỷ USD.
Theo VASEP, trong những tháng cuối năm nay, tình hình XK các mặt hàng thủy sản chủ lực đã có nhiều thuận lợi. Chẳng hạn, trong quý 3 vừa rồi, sau một thời gian dài liên tục sụt giảm, XK cá tra đã phục hồi trở lại khi tăng 6,6% so với cùng kỳ 2013. Nhờ đó, trong 9 tháng đầu năm nay, giá trị XK cá tra đã đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng nhẹ (0,2%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Do vẫn gặp nhiều khó khăn ở 2 thị trường quan trọng nhất là EU và Mỹ, các DN cá tra Việt Nam đã đẩy mạnh XK cá tra sang các nước châu Á, nhất là khu vực ASEAN. Từ tháng 1 đến hết tháng 9, XK cá tra sang ASEAN đạt 102,68 triệu USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Chính nhờ đa dạng hóa thị trường mà trong khi XK cá tra sang EU và Mỹ tiếp tục giảm sút (mức giảm lần lượt là 8,4% và 16,7%), XK cá tra của nước ta vẫn có sự tăng nhẹ trong 3 quý vừa rồi.
XK mực và bạch tuộc năm nay cũng đã phục hồi đáng kể sau 2 năm 2012 và 2013 liên tuc sụt giảm. Từ tháng 1 đến giữa tháng 9, giá trị XK mực và bạch tuộc đã đạt 326,9 triệu USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ. Thành công nhất của mực và bạch tuộc trong năm nay là ở các thị trường Hàn Quốc, EU …
Chỉ tính trong 8 tháng đầu năm nay, mực và bạch tuộc Việt Nam XK sang Hàn Quốc đã đạt 107,2 triệu USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2013. Nhờ sự tăng trưởng mạnh ở thị trường Hàn Quốc, các DN Việt Nam đã bù đắp được sự sụt giảm trong XK mực và bạch tuộc sang Nhật Bản do ảnh hưởng bởi hàng rào kỹ thuật và thương mại tại thị trường này càng ngày càng trở nên khắt khe hơn.
Việt Nam hiện đã đứng hàng thứ 2 (sau Trung Quốc) trong số các quốc gia XK mực và bạch tuộc vào Hàn Quốc. Với thị trường EU, tính đến hết tháng 8, giá trị XK mực và bạch tuộc của Việt Nam cũng có mức tăng trưởng khá là 14,3%.
Trong đó, ấn tượng nhất là sự tăng trưởng ở thị trường Tây Ban Nha, khi mức tăng trưởng đạt tới 128,7%. Thị trường tiêu thụ lớn là Ý cũng có mức tăng trưởng 4,4%.
Tôm vẫn tiếp tục là sản phẩm chủ lực nhất trong việc giúp cho cả ngành thủy sản có thể đạt giá trị XK từ 7 tỷ USD trở lên trong năm nay. Bởi chỉ tính đến hết tháng 9, giá trị tôm XK đã đạt tới 2,93 tỷ USD, gần bằng với giá trị XK tôm của cả năm 2013 (trên 3 tỷ USD).
Với những thuận lợi của phần lớn các mặt hàng thủy sản chủ lực trong những tháng cuối năm nay, ngành thủy sản đã nắm chắc trong tay giá trị XK thủy sản cả năm là 7 tỷ USD. Thậm chí, giá trị XK thủy sản hoàn toàn có thể vượt mốc 7 tỷ USD khá nhiều.
Giá trị XK tôm hiện chiếm tới hơn một nửa (50,6%) tổng giá trị XK của ngành thủy sản và mức tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái đạt tới 42,3%. Đến thời điểm này đã có thể khẳng định: Năm nay tiếp tục là một năm thành công lớn của tôm Việt Nam trên thị trường thế giới nhờ sản lượng tăng, nhu cầu và giá XK tăng cao trên thị trường thế giới.
Sự tăng trưởng mạnh của XK tôm trong năm nay nhờ nhiều vào các thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc … Trong 9 tháng đầu năm, giá trị XK tôm sang Mỹ tăng tới 51,2% so với cùng kỳ năm ngoái; XK tôm sang EU tăng 88,1%; sang Hàn Quốc tăng 84,8%...
Theo các chuyên gia thủy sản, trong quý 4 này, XK nhiều mặt hàng thủy sản chủ lực vẫn sẽ tiếp tục thuận lợi. Theo nhận định của VASEP, từ nay tới cuối năm, giá trị XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc và EU tiếp tục tăng trưởng từ 6-30% so với cùng kỳ năm ngoái.
2 thị trường quan trọng ở EU là Ý và Tây Ban Nha cũng sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong 3 tháng cuối năm. Bởi vậy, dù XK mực và bạch tuộc sang Nhật Bản vẫn đang chững, sang các thị trường khác không có nhiều đột biến, thì chắc chắn trong quý 4, giá trị XK mực và bạch tuộc của nước ta vẫn có thể đạt mức tăng trưởng khá.
Với con cá tra, những tháng cuối năm đơn hàng thường tăng để đáp ứng nhu cầu cho Lễ Noel và năm mới. Năm nay cũng không là ngoại lệ, khi thông tin từ nhiều DN cho thấy đã có thêm nhiều đơn hàng của các khách hàng từ Mỹ, EU, châu Á … đặt hàng cá tra giao trong những tháng cuối năm.
Có thể bạn quan tâm
Một nông dân tên là Abdul Khaleq Mirbohor ở Bangladesh vừa giật giải “Sát thủ diệt chuột cấp quốc gia” nhờ chiến tích tiêu diệt 160.000 con chuột chỉ trong vòng 1 năm.
Việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia không chỉ thuần túy là cái logo đẹp mà quan trọng là phải tìm cách nâng cao giá trị gia tăng cho người trồng lúa.
Từ một nông dân nghèo, sau 26 năm gắn bó với chăn nuôi ông đã mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây có ngoại hình to, khỏe, ít bệnh tật… cung cấp cho thị trường hàng nghìn lợn giống mỗi năm, thu về hàng tỷ đồng. Kính nể ông, họ phong cho ông là “vua” lợn Tây.
Đó là quan điểm của ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư về những đóng góp của nông dân, những sáng kiến, cải tiến máy móc phục vụ cho sản xuất.
“Có nhiều cái chúng tôi được Nhà nước lo cho. Nhưng quan trọng là chúng tôi được Nhà nước tuyên truyền, tập huấn, chỉ dẫn để có một tư duy mới, nếp sống mới, cách thức làm ăn mới tốt hơn” – ông Lù Văn Đán, dân bản Chai Chanh, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu tâm sự.