Hiệu Quả Từ Nuôi Gà Nòi Chân Vàng

Nhiều hộ dân ở Kiên Giang đang nuôi gà an toàn sinh học, gà thả vườn với giống gà nòi chân vàng mang lại hiệu quả cao. Gà nuôi tăng trọng nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, gà thương phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh do thịt săn chắc và thơm ngon.
Ông Trương Quốc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang cho biết, giống gà nòi chân vàng do Trung tâm chọn tạo và cung ứng ra thị trường. Giống gà này có đặc điểm là thân bầu dục, phần ức nở, da màu vàng nghệ, chân màu vàng cam, phần đùi phát triển mạnh. Ngoại hình đẹp, gà trống lông màu đều đỏ - đen, gà mái màu vàng - nâu nhạt, mào đa số là hoa hồng hoặc hạt đậu.
Gà giống được trung tâm nuôi theo quy trình khép kín, ấp nở trứng bằng máy và được tiêm phòng đầy đủ nên gà con khỏe mạnh, có khả năng kháng bệnh cao, thích nghi với mô hình nuôi thả vườn và nuôi tập trung an toàn sinh học.
Ông Nguyễn Văn An, một hộ chuyên nuôi gà thả vườn ở xã Mỹ Lâm, Hòn Đất, Kiên Giang cho biết: “Gà nòi chân vàng có ngoại hình đẹp và thịt thơm ngon nên tiêu thụ ở các chợ rất dễ dàng. Đặc biệt, giống gà này có thể nuôi để bán vào dịp tết (cúng mùng 3) nhờ có chân màu vàng rất đẹp nên người dân rất thích”.
Giống gà này thời gian qua đã được Trung tâm KN-KN Kiên Giang chọn để cung ứng cho các hộ dân thả nuôi theo mô hình an toàn sinh học đạt hiệu quả cao. Theo các hộ dân tham gia mô này hình cho biết, giống gà nòi chân vàng có nhiều ưu thế hơn so với các giống gà công nghiệp hoặc gà nòi truyền thống. Các giống gà công nghiệp nuôi mau lớn nhưng thịt bở, giá bán thấp và khó tiêu thụ. Còn nuôi gà nòi truyền thống thì lại lâu lớn, chu kỳ nuôi dài, thường phải mất từ 8 - 10 tháng mới bán được.
Giống gà nòi chân vàng khắc phục được những nhược điểm trên, gà nuôi đạt năng suất và hiệu quả kinh tế. Nếu được chăm sóc tốt, gà nuôi 16 tuần tuổi con trống đạt trọng lượng trung bình 1,8 kg/con, gà mái 1,5 kg/con, tiêu tốn khoảng 2,8 - 3 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Related news

Trồng sầu riêng trong vườn nhà, bón phân dơi và áp dụng kỹ thuật tốt, ông Lê Văn Sáu (65 tuổi), ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng.

“Phi thương bất phú”, bởi vậy ở cái tuổi 76 ông Phạm Văn Chép thôn Trung tâm xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (Bắc Giang) vẫn quyết tâm làm kinh tế, phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lẫy gồ, cây ăn quả, nuôi gia cầm và đã cho thu bạc tỷ mỗi năm.

So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên xóm Thông, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn (Hòa Bình) nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.

Nhiều năm trong nghề chăm cây cảnh và là chủ nhân của nhiều sáng tạo siêu "độc" lạ, ông Lê Đức Giáp được nhiều người coi như một "cuốn từ điển bách khoa", một người “thầy giáo” trong nghề trồng cảnh.

Không chấp nhận trước những khó khăn đã gặp phải trong nuôi cá tra, ông Hà Tấn Tâm ở khu vực Thới Thạnh (phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã liên kết với doanh nghiệp, đổi mới cách nuôi để vực dậy nghề mà ông đã chọn.