Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Nuôi Ba Ba

Hiệu Quả Từ Nuôi Ba Ba
Ngày đăng: 07/10/2013

Hiện nay, cùng với nuôi tôm, nhiều nông dân trong huyện Phú Tân (Cà Mau) đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập. Anh Thái Văn Việt ở ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ thực hiện mô hình nuôi ba ba thương phẩm. Mô hình này thành công đã giúp cho anh cải thiện điều kiện kinh tế, cuộc sống ổn định hơn.

Anh Thái Văn Việt có diện tích đất sản xuất gần 1 ha. Do nuôi tôm kém hiệu quả nên trước đây cuộc sống gia đình anh gặp không ít khó khăn. Qua tìm hiểu thông tin và nhận thấy một số nơi người dân nuôi ba ba thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Việt quyết định dùng số vốn dành dụm được xây hồ nuôi ba ba.

Năm 2011, anh xây 3 hồ bê-tông trên sân nhà và nuôi thử nghiệm 300 con ba ba giống. Chỉ hơn 18 tháng nuôi và chăm sóc anh thu hoạch và bán ba ba thịt. Giá bán trung bình 350.000 đồng/kg ba ba loại nhất.

Để tiết kiệm chi phí, anh Việt còn cho ba ba đẻ trứng để gây giống cho lần nuôi tiếp theo. Chẳng những vậy, anh Việt còn cung cấp ba ba giống cho các hộ lân cận. Mỗi năm gia đình anh thu lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng từ ba ba thịt và ba ba giống.

Anh Việt cho biết, trong quá trình nuôi ba ba, anh tận dụng cá đặt lú dưới sông, cá phi trong vuông làm thức ăn cho chúng. Ba ba dễ cho ăn, chỉ cần đóng 1 bàn bằng cây gỗ khoảng 8 tấc vuông, kê khỏi mặt nước là chúng bò lên ăn mồi.

Anh dùng cây thả chà cho chúng bám, xây hồ nhỏ kề một bên làm đường cho ba ba bò qua đẻ. Hồ nhỏ anh bỏ một ít cát vàng được xử lý sạch phèn và một lớp trấu cho chúng đẻ, lấy trứng vào ấp bằng bóng đèn hoặc cho chúng tự ấp nở. Khi chúng nở, anh mang ba ba con sang ao khác nuôi.

Ba ba là loài động vật rất dễ nuôi, sử dụng hồ xây gạch nuôi quanh năm, vệ sinh ao hồ 1 lần trong suốt quá trình nuôi và chỉ thay nước, thức ăn là cá tạp, ít tốn công chăm sóc. Người nuôi chỉ cần một ít vốn ban đầu từ 5-7 triệu đồng là có thể thực hiện được mô hình nuôi ba ba.

Nhờ tận dụng tốt tiềm năng đất đai cộng với tính cần cù, chịu khó mà gia đình anh Thái Văn Việt đã có cuộc sống khá hơn, cất được nhà ở khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mỹ Nguyễn Thanh Mộng cho biết, hiện xã phú Mỹ có 3 hộ xây hồ nuôi ba ba đều đạt hiệu quả. Hội Nông dân xã khuyến khích bà con nhân rộng mô hình này, nhất là hộ đất ít, nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Phí khởi nghiệp 5 triệu đồng, ba năm sau thu 300 triệu đồng/năm Phí khởi nghiệp 5 triệu đồng, ba năm sau thu 300 triệu đồng/năm

Sau 7 năm tích lũy kinh nghiệm, cặp vợ chồng trẻ ở huyện biên giới Hương Sơn (Hà Tĩnh) bình quân mỗi năm thu trên dưới 300 triệu đồng từ nghề nuôi dúi.

08/02/2022
Nuôi lươn không bùn thu lãi hàng trăm triệu mỗi năm Nuôi lươn không bùn thu lãi hàng trăm triệu mỗi năm

Áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn có cải tiến, mỗi năm, ông Tô Phước Mạnh (44 tuổi, ngụ xã Vĩnh Kim, H.Cầu Ngang, Trà Vinh) thu lãi hàng trăm triệu đồng.

10/02/2022
Đầu tư trồng dưa nhà lưới, thắng ngay năm đầu Đầu tư trồng dưa nhà lưới, thắng ngay năm đầu

Mạnh dạn đầu tư nhà lưới trồng dưa, gia đình chị Hoàng Thị Thu (Thị trấn Hà Trung, Thanh Hóa) đã thắng lợi ngay năm đầu tiên.

14/02/2022
Đất không rộng, vẫn làm giàu nhờ nông nghiệp Đất không rộng, vẫn làm giàu nhờ nông nghiệp

Không có quỹ đất quá rộng, song nhờ chịu khó học hỏi, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, ông Nguyễn Văn Dũng luôn có thu nhập cao và ổn định nhờ nông nghiệp.

16/02/2022
Thanh niên vùng biên khởi nghiệp thành công với 'cá quý tộc' Thanh niên vùng biên khởi nghiệp thành công với 'cá quý tộc'

Thay vì nuôi cá thịt thương phẩm, anh Trần Văn Ngọc ở huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước) lại chọn cá Koi, loại cá có xuất xứ từ Nhật để khởi nghiệp làm giàu.

16/02/2022