Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ một mô hình khuyến ngư

Hiệu quả từ một mô hình khuyến ngư
Ngày đăng: 27/05/2015

Đây là một trong những mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho người sản xuất.

Anh Nguyễn Ngọc Thường ở tại thôn Đại Hào (xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong) là một người có thâm niên nuôi cá hơn 10 năm với các đối tượng nuôi chủ yếu là cá lóc và cá trê. Tuy nhiên ban đầu do nuôi theo kinh nghiệm nên hiệu quả thu được không cao.

Năm 2012, được sự hỗ trợ của Trung tâm KNKN, anh đã nhận thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng trên diện tích 120m2. Số lượng cá giống thả nuôi là 3.000 con, kích cỡ cá giống từ 600 - 700 con/kg. Tham gia thực hiện mô hình bên cạnh sự hỗ trợ về con giống và thức ăn cho cá anh còn được cán bộ kỹ thuật của trung tâm hỗ trợ về kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện mô hình. Nhờ đó chỉ sau 6 tháng chăm sóc đàn cá lóc nuôi đạt trọng lượng trung bình từ 1 - 1,2 kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 70%. Với giá bán cá lóc thương phẩm từ 80 - 85.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh thu lãi từ 40 - 50 triệu đồng.

Anh Thường cho biết, cá lóc giống được anh mua tại trại giống có uy tín ở Huế. Thức ăn cho cá lóc chủ yếu là các loại cá nhỏ tươi được mua từ biển Cửa Việt. Đây là nguồn thức ăn dồi dào nhưng giá thành lại rẻ, giúp cá lóc nhanh lớn. Theo anh Thường, trong quá trình nuôi cá lóc thì khó nhất là 2 tháng nuôi đầu tiên. Lúc này thức ăn cho cá phải là cá tươi hấp chín, gỡ thịt cho cá lóc ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát.

Giải thích về vấn đề này anh Thường cho biết, cho cá cá lóc ăn cá tươi hấp chín giai đoạn này là để cá không quen với mùi tanh, hạn chế ăn thịt lẫn nhau. Sau 2 tháng nuôi thì có thể giảm lại số lần cho ăn xuống còn 1 lần/ngày. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của anh thì nên cho cá ăn vào buổi trưa lúc 11 - 12 giờ vì lúc này khi ăn no cá sẽ nằm im, ít vận động nên ít tiêu tốn thức ăn. Nguồn nước lấy vào phải trong sạch, không bị ô nhiễm, trong thời gian đầu nên lấy nước từ mương thủy lợi, sau khi cá quen thì có thể cấp thêm nước giếng vào. Lưu ý là trong quá trình nuôi không thay toàn bộ nước trong bể nuôi mà chỉ nên thay tối đa là 50%. Nhờ luôn tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nên cá lóc nuôi trong bể của anh luôn đạt tỷ lệ sống cao, bình quân từ 70% trở lên.

Với những kinh nghiệm rút ra sau khi thực hiện mô hình nuôi cá lóc thương phẩm, hiện nay mỗi năm anh Thường thả nuôi 2 lứa cá lóc, lứa đầu từ tháng 2 - 6 và lứa 2 từ tháng 7 - 12 âm lịch, thu về1,1 - 1,2 tấn cá thương phẩm, thu lãi hơn 100 triệu đồng. Thị trường tiêu thụ cá lóc khá ổn định, nuôi được bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu.

Chị Hoàng Thùy Trang, cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo mô hình nuôi cá lóc cho biết: Ưu điểm của phương thức nuôi cá lóc trong bể xi măng có thể nhìn thấy đó là: dễ kiểm soát được môi trường nước và dịch bệnh, chủ động được nguồn nước và ít rủi ro do thiên tai.

Tuy nhiên, để nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế cao thì vấn đề đảm bảo con giống tốt, kỹ thuật nuôi đòi hỏi quy trình khá chặt chẽ. Bể nuôi cần láng nhẵn phần nền, có bờ gạch bao quanh. Trong mỗi bể nuôi cần thiết kế hệ thống cống cấp và thoát nước, tốt nhất là thiết kế ống xả đáy để có thể tháo toàn bộ chất thải và thức ăn dư thừa của cá lóc ra ngoài, hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi. Từ mô hình đầu tiên được thực hiện tại hộ anh Nguyễn Ngọc Thường, đến nay chỉ tính riêng trên địa bàn xã Triệu Đại đã có 5 hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong bể này.

Theo Phó giám đốc Trung tâm KNKN tỉnh Nguyễn Thanh Tùng, qua kết quả của mô hình cho thấy việc nuôi cá lóc trong bể xi măng mang hiệu quả kinh tế cao, không đòi hỏi diện tích nuôi lớn. Hơn nữa, mô hình này khá phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các vùng đồng bằng, ven biển, mỗi hộ chỉ cần 15 - 20 m2 bể trở lên thì cũng có thể nuôi đối tượng này nhằm cải thiện đời sống và tạo công ăn việc làm cho nông dân. Sự thành công của mô hình không chỉ đa dạng hóa được đối tượng nuôi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, giảm thiểu rủi ro về môi trường, giảm chi phí đầu tư... mà còn được coi là một trong những giải pháp mang tính bền vững và có hiệu quả cao cho người sản xuất. Trong thời gian tới, trung tâm sẽ có kế hoạch để nhân rộng mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng nhằm giúp cho người dân nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích.


Có thể bạn quan tâm

Tạo “Điểm Nhấn” Nông Thôn Mới Tạo “Điểm Nhấn” Nông Thôn Mới

“Phong trào xây dựng NTM như luồng gió mới, góp phần đổi thay diện mạo các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, cải thiện cuộc sống và thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển” - Đó là khẳng định của ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) sau 3 năm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, với đặc thù của Điện Biên, chương trình cần “điểm nhấn” và giải pháp đột phá để thành công.

01/12/2014
Miền Trung Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ Miền Trung Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ

Với kiểu khai thác tận diệt, nhiều loại thủy, hải sản ven bờ các tỉnh miền Trung đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng. Sự nghèo nàn của nguồn lợi thủy sản ở khu vực này cũng đẩy hàng ngàn hộ dân rơi vào tình cảnh khốn khó. Hệ sinh thái ven bờ đang có nguy cơ bị đảo lộn hoàn toàn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

04/07/2014
Cá Đồng Khan Hiếm Cá Đồng Khan Hiếm

Ngoài nguyên nhân người đánh bắt dùng xuyệt, lưới rùng, đánh thuốc để bắt theo kiểu tận diệt thì tình trạng sử dụng thuốc hóa học bừa bãi trên đồng ruộng đã khiến cho môi trường sống của các loài thủy sinh bị ô nhiễm nặng nề. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ hủy hoại môi trường sống của các loài thủy sinh này.

04/07/2014
Doanh Nghiệp Của Người Trồng Lúa Doanh Nghiệp Của Người Trồng Lúa

Tuy là chủ doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực thương mại nhưng công việc thường xuyên của ông Mai Thăng Long là gặp gỡ nông dân, làm việc ngay tại các ruộng lúa. Hiện Công ty TNHH xây dựng thương mại Thái Ninh Địa Long (TP.Biên Hòa) của ông Long đang đầu tư cho nông dân xây dựng những cánh đồng lúa chất lượng cao và bao tiêu sản phẩm lúa sạch cho bà con với giá cao hơn thị trường.

01/12/2014
Toàn Tỉnh Hòa Bình Có 4.700 Lao Động Làm Nghề Thủy Sản Toàn Tỉnh Hòa Bình Có 4.700 Lao Động Làm Nghề Thủy Sản

Cùng với việc coi trọng công tác tuyên truyền bảo vệ, bổ sung nguồn lợi thủy sản, các địa phương và cơ sở sản xuất đã tăng cường các biện pháp cải tạo ao nuôi, sửa chữa lồng, bè, thuyền và thực hiện các biện pháp phòng - chống dịch bệnh nên tình hình dịch bệnh thủy sản ổn định. Hiện tại, toàn tỉnh có 1.450 thuyền các loại hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và có 4.700 lao động làm nghề thủy sản.

04/07/2014