Xuất khẩu cua ghẹ sang Australia tăng 236,5% trong tháng 5

Trong 4 tháng đầu năm, Australia NK 714 tấn cua ghẹ từ 17 nước, đạt giá trị 8,502 triệu USD. Trong đó, NK của các nước ASEAN chiếm 74,6% tổng giá trị và 76,9% tổng khối lượng cua ghẹ NK của Australia. Australia chủ yếu nhập khẩu cua ghẹ đông lạnh và chế biến.
Việt Nam là nước XK cua ghẹ sang Australia nhiều thứ 4, sau Myanmar, Thái Lan và Indonesia. Giá trung bình cua ghẹ Việt Nam XK sang Australia thấp hơn hẳn so với các nước đối thủ. Giá trung bình trong 4 tháng đầu năm của Myanmar, Thái Lan đạt trên 11,5 USD/kg trong khi cua ghẹ Việt Nam chỉ có giá 8,5 USD/kg.
Sau một thời gian giảm, hiện nay, thị phần của Việt Nam tại thị trường này đã tăng trở lại. Australia là một thị trường khó tính, đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao. Để cạnh tranh với các nước trong khối ASEAN, Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm chứ không chỉ dựa vào giá thấp.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều DN sữa tại Việt Nam đang hướng tới phân khúc sữa tươi, hiện mới chiếm 30% tổng thị trường sữa nước, đạt mức 200.000 tấn, trị giá 6.000 tỷ đồng trong năm 2013. Nhưng đây cũng là phân khúc kén nhà đầu tư từ phát triển vùng nguyên liệu, đến công nghệ chế biến.

Giá heo hơi, gà công nghiệp đang tăng, giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm là những điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn. Tuy nhiên, bà con hiện vẫn rất thiếu vốn để tái sản xuất.

Toàn tỉnh Bạc Liêu có 18/34 xã, phường, thị trấn thực hiện khai báo thả giống và thiệt hại trong nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh (TC-BTC).

Năm 2013, thời tiết diễn biến phức tạp, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn không thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản. Tháng 4 và 5-2013 tại vùng nuôi tôm thẻ chân trắng có hiện tượng tôm chết. Trong tháng 6-2013, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 có gần 100ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị chết do sốc môi trường.

Thương vụ Úc tại Việt Nam ngày 10-12 đã thông tin chính thức về việc nguồn cung bò Úc giảm là do yếu tố “thời tiết”, chứ không phải do can thiệp của Chính phủ Úc.