Hiệu quả từ mô hình trồng chuối già cấy mô
Theo ông Phạm Thanh Hồng, Chủ tịch HND xã Thới Hưng, khoảng ba năm trước, một số hộ tại xã Thới Hưng trồng thử nghiệm chuối già cấy mô mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đầu năm 2014, Đảng ủy, UBND xã Thới Hưng đã tổ chức cho cán bộ các đoàn thể và một số nông dân sản xuất giỏi của xã đến tham quan thực tế mô hình trồng chuối già tại Đồng Nai.
Qua khảo sát, nhận thấy đây là mô hình dễ thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có khả năng nhân rộng nên Đảng ủy xã giao cho HND xã thực hiện mô hình. Ông Phạm Thanh Hồng, Chủ tịch HND xã Thới Hưng, cho biết: “Qua tuyên truyền và kết hợp tham quan thực tế, có 19 hộ đăng ký tham gia thực hiện mô hình trồng chuối cấy mô, với diện tích khoảng 20 ha.
Một số đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã đã tiên phong thực hiện mô hình này để làm gương. Qua khoảng 9 tháng trồng, chuối bắt đầu cho thu hoạch”.
Chúng tôi cùng lãnh đạo UBND và HND xã Thới Hưng tham quan mô hình trồng chuối cấy mô ở một số hộ gia đình. Đang mùa thu hoạch chuối, bà con rất phấn khởi vì giá cả khá cao, trung bình thương lái đặt mua từ giá 4.500 đến 5.200 đồng/kg. Theo tính toán, trung bình một ha trồng chuối, bà con đầu tư khoảng 50 triệu đồng bao gồm tiền mua cây giống, phân bón và chi phí để chống cây chuối không bị đổ ngã, bao trái giúp trái có hình dáng đẹp…
Chú Võ Văn Đời, một trong những nông dân sản xuất giỏi của xã, tiên phong thực hiện mô hình, phấn khởi nói: “Qua tham quan thực tế tại Đồng Nai tôi thấy đây là mô hình rất hay, làm sẽ có “ăn” nên mạnh dạn mua 3.000 cây chuối về trồng trên diện tích 1,5 ha. Tiền cây giống và chi phí phân thuốc, bảo quản trái ngót nghét 72 triệu đồng. Khoảng 9 tháng thì bắt đầu có thu hoạch.
Vườn chuối tôi trái đẹp, thương lái trả trung bình được khoảng 4.500 đồng/kg. Với tổng sản lượng vườn chuối đạt từ 55 tấn đến 60 tấn, trừ chi phí tôi lãi hơn 160 triệu đồng, lợi nhuận đạt gấp 3 lần so với trồng lúa”. Sau khi thu hoạch xong vụ chuối này, các bụi chuối sẽ tiếp tục cho chuối con. Như vậy vụ chuối sau, bà con không cần đầu tư cây con giống, chi phí đầu tư sẽ tiết kiệm thêm hơn 70%.
Theo ông Nguyễn Văn Quẹt, Chủ tịch UBND xã Thới Hưng, để tuyên truyền, vận động bà con thực hiện, nhiều cán bộ, đảng viên xã cũng tham gia mô hình để nêu gương. Ông Nguyễn Văn Quẹt cho biết thêm: “Hiện tại, có vài doanh nghiệp ở Đồng Nai đến ký hợp đồng mua sản phẩm của bà con để xuất khẩu.
Đặc biệt, có một doanh nghiệp đặt vấn đề sẽ đầu tư cây con giống cho nông dân và bao tiêu sản phẩm với giá thấp nhất từ 4.000 ngàn đồng/kg (nếu giá thị trường cao hơn giá bao tiêu thì công ty sẽ trả thêm 50% phần giá trị chênh lệch) để đảm bảo cho người trồng chuối có “đầu ra”. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng mô hình để giúp bà con tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình...”.
Có thể bạn quan tâm
Trong những ngày này, không khí lao động sản xuất vụ Đông của bà con nông dân huyện Vị Xuyên diễn ra hết sức sôi động. Trên khắp các cánh đồng vụ Đông, nông dân hăng hái làm đất, gieo cấy các loại cây trồng phù hợp và kinh tế, từ đó nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
Trong những năm qua, nền kinh tế của xã Hữu Vinh (Yên Minh) luôn đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần; sự sung túc, no ấm đang hiện hữu trước vùng quê nơi đây. Đó là kết quả của đường lối đúng đắn, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế hộ đang tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống người dân nơi đây.
Bên cạnh đó, tỉnh ta có nhiều giống vật nuôi bản địa quý hiếm thích nghi tốt với điều kiện vùng cao, khí hậu khắc nghiệt và có giá trị kinh tế cao như bò vàng vùng cao, lợn đen Lũng Pù, gà đen... đây cũng chính là những giống vật nuôi thế mạnh của tỉnh.
Chúng tôi về Lâm Thao khi thời vụ trồng ngô đông đã kết thúc, lác đác trên các cánh đồng chỉ còn những nông dân đang làm đất gieo vãi rau, đậu… Nhìn những cánh đồng vẫn trơ gốc rạ, cho thấy thêm một vụ đông khó đạt kế hoạch về diện tích. Đây đang là thực trạng của sản xuất vụ đông nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh.
Đến hết tháng 9-2014, trên địa bàn tỉnh có 61 cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè xanh, chè đen và các loại chè cao cấp có công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày trở lên và khoảng 750 cơ sở chế biến chè xanh thủ công với tổng công suất thiết kế khoảng 1.200 tấn búp tươi/ngày.