Nữ Trưởng Bản Làm Giàu Từ Thất Bại
“Không chỉ là trưởng bản gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của thôn, bản, giúp đỡ bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, chị Lò Thị Việt ở bản Ho Luông 1 còn là điển hình phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ thất bại”, đó là chia sẻ của ông Khoàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Lay Nưa, T.X Mường Lay khi nói về nữ trưởng bản Lò Thị Việt. Cách đây 5 năm, cuộc sống của gia đình chị Việt còn nhiều thiếu thốn.
Với vài trăm mét vuông ruộng và nuôi duy trì một cặp lợn nái, năm này qua năm khác cũng khó vực dậy kinh tế. Đấy là chưa kể đến khoản tiền không nhỏ phải chi tiêu và nuôi hai con ăn học. Trăn trở nhiều đêm, chị Việt bàn với chồng: “Nếu cứ mãi bám đồng, bám ruộng, cuộc sống gia đình đã thiếu thốn sẽ càng khốn khó hơn”.
Ý tưởng có, quyết tâm có, chị quyết định chạy vạy mượn tiền người thân, họ hàng, cùng với số tiền chút ít của gia đình, đầu tư mua 4 cặp lợn sinh sản. Thời gian đầu, đàn lợn của gia đình chị phát triển tốt.
Sau nhiều thất bại, giờ đây, gia đình chị Lò Thị Việt ở bản Ho Luông 1, xã Lay Nưa, T.X Mường Lay đã trở thành hộ khá giả trong vùng với thu nhập khoảng 120 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, khoảng 5 tháng sau, do chưa biết cách chăm sóc và phòng chống dịch bệnh, 4 cặp lợn nái chưa kịp sinh sản đã bị dịch tai xanh và chết.
Thất bại ban đầu không khiến chị Việt nản chí. Lần thứ hai, chị tiếp tục vay mượn tiền mua gần 100 con vịt lấy trứng và nuôi 1 con trâu. Sau gần 1 năm, “đầu cơ nghiệp” của gia đình lại mắc bệnh lở mồm long móng. Buồn rầu vì hai lần thất bại, chị Việt cho rằng, vì thiếu kiến thức kỹ thuật chăn nuôi nên hết lần này đến lần khác mình vẫn chưa thành công.
Rút kinh nghiệm từ thất bại, đầu năm 2012, chị Lò Thị Việt tham gia lớp kỹ thuật chăn nuôi phòng trị bệnh cho lợn của Trung tâm Dạy nghề thị xã; đồng thời, vay 30 triệu của Ngân hàng Chính sách xã hội, mua thêm 100 con vịt, 6 cặp lợn giống. Lần này, chị đã thành công. Đến nay, đàn lợn của chị Việt luôn duy trì từ 40-50 con. Nuôi lợn, kết hợp nuôi vịt đẻ lấy trứng, chị Việt còn đầu tư thêm 1 máy xay xát làm dịch vụ.
Nuôi ý chí sau nhiều lần thất bại, giờ đây, cuộc sống của gia đình chị Lò Thị Việt không những đã thoát nghèo mà còn là hộ khá giả trong vùng. Tính ra, thu nhập bình quân mỗi năm kết hợp nuôi lợn, vịt, làm dịch vụ xay xát, chị Việt lời khoảng 120 triệu đồng.
Chia sẻ niềm vui của gia đình, chị Việt vừa cười vừa nói: Có được thành công như hôm nay, với tôi đó là bài học quý. Ước mơ thoát nghèo của gia đình đã trở thành hiện thực.
Từ thành công của mình, chị Lò Thị Việt không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm cho những hộ có nhu cầu chăn nuôi, bởi thế, nhiều hộ trong bản đã thoát nghèo. Với quyết tâm vươn lên làm giàu của mình, năm qua, chị Lò Thị Việt được UBND xã Lay Nưa tặng Giấy khen đã có thành tích trong phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi. Mới đây, tại hội nghị biểu dương cá nhân tiêu biểu học và làm theo Bác, chị Lò Thị Việt được UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Có thể bạn quan tâm
Tính đến ngày 20-5-2015, trên địa bàn huyện Thạch Thành (vùng trọng điểm mía phía Bắc tỉnh Thanh Hóa) đang bị dịch bọ hung hại mía phá hại nặng. Toàn huyện đã có 615 ha mía bị dịch hại, trong đó có gần 11 ha gần như mất trắng.
Để tránh nắng nóng ngột ngạt của những ngày đầu hạ, bà con nông dân nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An đã chọn giải pháp ra đồng vào sáng sớm và chiều muộn. Ở những nơi thuận lợi, nông dân kéo điện ra đồng, suốt đêm thu hoạch vụ xuân, khẩn trương chuẩn bị cho sản xuất vụ hè thu.
Ông Trần Văn Vinh ở xóm 2, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu (Nghệ An) chuyên trồng mướp hương làm hàng hóa. Với diện tích vườn chỉ 120 m2, bình quân mỗi vụ thu nhập trên 10 triệu đồng.
Theo Sở NN-PTNT, vụ đông xuân 2014-2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh thực hiện mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng với diện tích 35ha, năng suất đạt gần 80 tạ/ha.
HTX Nghĩa Đạo (Thuận Thành - Bắc Ninh) tiến hành thu mua gần 100 tấn dưa chuột vụ xuân của nông dân, giảm 70 tấn so với năm 2014. Trong đó, sản lượng giống dưa bao tử xuất khẩu chỉ đạt gần 40 tấn, giống dưa F1 Đài Loan đạt gần 60 tấn.