Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Trâu, Bò Vỗ Béo

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Trâu, Bò Vỗ Béo
Ngày đăng: 04/03/2013

Thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh (Lộc Bình - Lạng Sơn) có 76 hộ đồng bào dân tộc Tày. Đời sống bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, canh tác trên đất dốc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Do đó, những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang thực hiện chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Anh Hoàng Văn Tuấn - Trưởng thôn Bản Tẳng cho biết: “Nghề chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đã được bà con trong thôn thực hiện khoảng năm năm nay. Mới đầu chỉ có vài hộ nuôi, thấy hiệu quả kinh tế nên hình thức chăn nuôi này mỗi năm được nhân rộng. Đến nay hầu hết các hộ trong thôn đều nuôi theo hình thức này. Tuy nhiên, do kinh tế bà con còn hạn hẹp, chưa có điều kiện đầu tư phát triển, số lượng còn rất ít, mỗi hộ chỉ nuôi được 1 con, nhiều hơn cũng chỉ đến 2 con”.

Gia đình anh Hoàng Văn Len là một hộ nuôi trâu, bò vỗ béo điển hình ở thôn Bản Tẳng. Trao đổi với chúng tôi, anh Len cho biết: “Trước đây, gia đình tôi nuôi trâu, bò theo hình thức thả núi nên phải 4 - 5 năm mới xuất bán. Từ ngày áp dụng mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo, tôi thấy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.

Cách đây một tháng, tôi xuất bán một con trâu với giá 29 triệu đồng, trừ chi phí, lãi gần 12 triệu đồng chỉ sau 3 tháng nuôi. Hiện nay gia đình tôi đang vỗ béo tiếp 2 con bò để sang tháng sau bán”. Việc áp dụng và phát triển nghề vỗ béo trâu, bò không khó. Nghề này vừa tận dụng được thời gian nhàn rỗi vừa tăng thêm thu nhập. Ngoài việc tận dụng nguồn rơm, cỏ sẵn có tại địa phương, người nuôi chỉ cần kết hợp cho trâu, bò ăn thêm một số loại thức ăn hỗn hợp là có thể thực hiện thành công mô hình.

Thấy việc nuôi trâu, bò vỗ béo hiệu quả, anh Hoàng Văn Hồi (hàng xóm của anh Len) cũng học hỏi kinh nghiệm và mua 2 con trâu về nuôi. Sau mấy tháng chăm sóc, anh bán 1 con được 25 triệu đồng, trừ chi phí lãi 10 triệu đồng. Anh Hồi nói: “Trước đây gia đình tôi cũng là hộ khó khăn, nhưng từ khi nuôi trâu vỗ béo, cuộc sống gia đình tôi đã thoát nghèo và trở nên khấm khá hơn”. Việc chăn nuôi trâu, bò vỗ béo không chỉ cần có vốn mà cần phải có thêm nhân lực lao động, bởi nuôi theo hình thức vỗ béo thì phải trồng cỏ, không thể thả rông gia súc trong rừng.

Hơn nữa, người nuôi cũng cần có kinh nghiệm trong việc đi chọn mua những con về vỗ béo và cách phát hiện những con bị ốm để tránh mua phải trâu, bò đã mắc dịch bệnh. Chu kì vỗ béo một con trâu, bò khoảng 4 - 5 tháng và phải chọn mua những con khoảng trên 10 triệu đồng, vì như thế vỗ béo mới nhanh và có lãi. Chăn nuôi trâu, bò vỗ béo ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh mới chỉ phát triển một cách tự phát nhưng thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt, đây là một mô hình cần được khuyến khích và nhân rộng.

Thực tế những năm qua, nghề chăn nuôi trâu, bò vỗ béo không chỉ hình thành ở thôn Bản Tẳng, mà đã phát triển ở hầu hết các thôn vùng cao của xã Bằng Khánh như: Kéo Mật, Pò Pục, Nà Ngần… Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ hình thành ở quy mô nhỏ. Đây là một trong những nghề chăn nuôi đã và đang mở ra nhiều triển vọng trong việc xoá đói giảm nghèo cho bà con các thôn vùng cao ở xã Bằng Khánh. Vì vậy, để khuyến khích nghề này phát triển, rất mong các cấp, ngành chức năng cần quan tâm hơn nữa, đặc biệt là xem xét hỗ trợ vốn cho đồng bào nhân rộng mô hình này.


Có thể bạn quan tâm

Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

10/07/2015
Tiêu chuẩn ASC đối với ngành cá tra Việt Nam Tiêu chuẩn ASC đối với ngành cá tra Việt Nam

Qua hai thập niên, ngành cá tra Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra nhiều thách thức. Để giải quyết điều này cần phải có những tiêu chuẩn thiết thực và đáng tin cậy.

10/07/2015
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC

Tiêu chuẩn ASC là tiêu chuẩn tự nguyện được ban hành bởi Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản ASC. Việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm. Hiện nay ASC đã xây dựng tiêu chuẩn áp dụng đối với cá tra/basa, cá rô phi.

10/07/2015
ASC công bố cho tiêu chuẩn cá tra ASC công bố cho tiêu chuẩn cá tra

Hiện chứng nhận này đang được áp dụng và cho đến khi hoàn toàn được công nhận là thành công, nó sẽ cho phép thực hiện các đánh giá trang trại đầu tiên dựa theo các Bộ tiêu chuẩn đối với cá tra của ASC.

10/07/2015
Hỗ trợ Quảng Ninh phòng, chống dịch bệnh thủy sản Hỗ trợ Quảng Ninh phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 50 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Quảng Ninh để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

10/07/2015