Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm, Cua Bãi Bồi Ven Sông

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm, Cua Bãi Bồi Ven Sông
Ngày đăng: 23/12/2011

Phát huy tiềm năng sẵn có của thiên nhiên ưu đãi vùng đất ven sông Cổ Chiên, trong thời gian qua bà con nông dân ấp Mỹ Trạch, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam đã tận dụng triệt để diện tích mặt nước ao hồ mương vườn và bãi bồi ven sông để đánh bắt và nuôi các loại thủy sản có giá trị để tăng hiệu quả kinh tế.

Ông Trần Văn Thổ ở ấp Mỹ Trạch phát triển mô hình nuôi tôm bãi bồi ven sông đã nhiều năm nay. Trước đây, tận dụng nguồn con giống từ thiên nhiên ông Thổ phát triển nghề nuôi thủy sản đem về nguồn lợi không nhỏ. Mỗi năm ông Thổ phát triển 2 vụ nuôi tôm càng xanh đem lại nguồn lợi trên 50 triệu đồng mỗi năm.

Ông Trần Văn Thổ có phần đất ven sông Cổ Chiên với chiều dài trên 150m, thời gian qua ông Thổ đã tận dụng các bãi bồi này cắm chà, nhử tôm trú ngụ, sau 1,5 tháng là dùng lưới bao đăng bắt tôm thiên nhiên. Phần tôm càng xanh bắt được đem bán còn tôm con thì thả nuôi trong ao. Với diện tích mặt nước trên 4.000m2 nằm ven sông Cổ Chiên, thời gian trước đây ông Thổ trồng lúa thu nhập bấp bênh có năm mất mùa thua lỗ nặng, làm ăn không khá ông Thổ đã chuyển sang nuôi thử nghiệm tôm càng xanh trong ruộng lúa kết quả thu hoạch đạt hiệu quả cao hơn so với ruộng lúa, dần dần ông Thổ đã bỏ ruộng chuyển sang nghề nuôi tôm. Từ đó ông bắt đầu đào mương cải tạo ao và nuôi tôm càng xanh. Đến nay, ông Thổ đã cải tạo được gần 4.000m2 diện tích mặt nước có năm bắt được tôm giống nhiều thả nuôi trong ao vụ đầu thu hoạch gần 50 triệu đồng.

Ông Thổ cho biết: Nuôi tôm bãi bồi rất dễ nông dân không sợ bị lỗ, con giống có thể tự tạo bằng cách đăng, chài lưới hay dở chà trên sông bắt tôm con thiên nhiên hoặc dùng mương nhử mồi cho tôm con vào rồi lượt sang ao khác nuôi. Thức ăn cũng có thể tự chế biến bằng dừa, khoai mì. Nguồn nước ra vào trên sông Cổ Chiên không sợ bị ô nhiễm, tạo điều kiện rất thuận lợi cho tôm phát triển hạn chế rũi ro do dịch bệnh.

Tuy nhiên mấy năm gần đây, nguồn tôm giống từ thiên nhiên có phần khang hiếm. Năm nay, ông Thổ lại chuyển sang nuôi 1 vụ tôm càng xanh và 1 vụ nuôi tôm sú kết hợp với nuôi cua biển. Mùa mưa nước ngọt khoảng tháng 4 âm lịch thì nuôi tôm càng xanh đến tháng 11 là bắt đầu thu hoạch. Vụ thu hoạch tôm càng xanh vừa rồi áp dụng phương pháp nuôi thưa ông thu lãi gần 20 triệu đồng. Theo ông Thổ cho biết: bước sang mùa khô 6 tháng còn lại nước mặn và lợ tiếp đó ông Thổ đã tiến hành cải tạo mương nuôi cua và tôm sú. Đối với cua biển sau 6 tháng nuôi cua trọng lượng từ 400g đến 500g là bắt đầu thu hoạch được giá cua từ 120.000 – 150.000 đồng/kg tùy loại. Mỗi vụ như thế ông Thổ tiến hành thả 2000m2 diện tích mặt nước nuôi cua và 2.000m2 nuôi tôm sú. Đối với cua ông Thổ thả với mật độ 4 con/m2 diện tích mặt nước, còn đối với tôm sú thả với mật độ 6-7 con/m2 diện tích mặt nước.

Nhờ áp dụng biện pháp nuôi thưa nên tôm, cua phát triển nhanh, ít bị bệnh, năng suất và chất lượng đạt được khá cao. Nuôi tôm càng xanh, tôm sú và nuôi cua trên mương vườn bãi bồi trên sông rất nhanh lớn, ngoài nguồn thức ăn công nghiệp cộng với nguồn thiên nhiên phong phú do nông dân có thể tự đánh bắt trên sông để làm thức ăn thêm cho cua. Từ 4.000m2 diện tích mặt nước mỗi năm ông thu lãi gần 50 triệu đồng. Ông Thổ tâm sự: “từ ngày chuyển sang nuôi tôm trên đất bãi bồi nguồn lợi kinh tế hàng năm thu hoạch được khá cao. Nhờ đó nhiều năm nay gia đình tôi có cuộc sống ổn định hơn so với trồng lúa trước”.

Nhờ khai thác tốt tiềm năng đất bãi bồi phát triển nuôi tôm càng xanh, tôm sú kết hợp nuôi cua trên vùng đất bãi bồi ven sông Cổ Chiên đã giúp nhiều nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình./.


Có thể bạn quan tâm

Thăm Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Biển Ở Khánh Hòa Thăm Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Biển Ở Khánh Hòa

Ngày 21/3/2013, đoàn kiểm tra gồm ông Đỗ Văn Nam, Phó Vụ trưởng vụ Khoa học và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Thủy sản, cùng một số cán bộ đã đến thăm mô hình nuôi cá lồng tại Bãi Miễu, thôn Trí Nguyễn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mô hình có 4 hộ tham gia với đối tượng nuôi là cá chim vây vàng và cá chẽm.

23/03/2013
Nhiều Nông Dân Chọn Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thay Thế Tôm Sú Nhiều Nông Dân Chọn Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thay Thế Tôm Sú

Năm 2008, tôm thẻ chân trắng được cho phép nuôi đại trà ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm để đa dạng hóa đối tượng nuôi và chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển hơn 5 năm, phần lớn nông dân nuôi tôm nước lợ ở Tiền Giang đã chọn tôm thẻ chân trắng.

06/09/2013
Dịch Tai Xanh Bùng Phát Ở Một Số Tỉnh Miền Trung Dịch Tai Xanh Bùng Phát Ở Một Số Tỉnh Miền Trung

Dịch lợn tai xanh đã và đang lây lan nhanh tại một số tỉnh miền Trung, nhất là tại các địa bàn chăn nuôi trọng điểm.

23/03/2013
Phát Triển Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp Tập Trung Ở Cà Mau Phát Triển Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp Tập Trung Ở Cà Mau

Trong tiến trình phát triển nghề nuôi thủy sản, tỉnh đã quy hoạch 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, sau một thời gian quy hoạch được thông qua, hiện nay 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Việc triển khai quy hoạch như mục tiêu ban đầu đang gặp phải nhiều khó khăn.

09/09/2013
Trao Chứng Nhận GlobalGAP Cho 3 Cơ Sở Nuôi Cá Tra Thương Phẩm Ở Vĩnh Long Trao Chứng Nhận GlobalGAP Cho 3 Cơ Sở Nuôi Cá Tra Thương Phẩm Ở Vĩnh Long

Chiều 22/3/2013, Tổ chức quốc tế Bureau Veritas Certification đã trao chứng nhận GlobalGAP cho 3 cơ sở nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long gồm: trang trại cá tra ở xã Mỹ Hòa (Bình Minh) thuộc Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), trang trại cá tra Ba Huy ở xã Thanh Bình (Vũng Liêm) và trang trại nuôi cá tra xuất khẩu ở xã Quới Thiện (Vũng Liêm) thuộc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phước Anh.

25/03/2013