Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà an toàn sinh học ở huyện Cư Kuin

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà an toàn sinh học ở huyện Cư Kuin
Publish date: Saturday. September 12th, 2015

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học được Trạm Khuyến nông huyện triển khai thực hiện từ tháng 4-2015 với 5 hộ gia đình ở buôn Kram, xã Ea Tiêu với tổng số vốn đầu tư gần 19 triệu đồng.

Để thực hiện tốt mục tiêu của mô hình, Trạm Khuyến nông đã cử cán bộ kỹ thuật tiến hành khảo sát, lựa chọn địa điểm, lựa chọn hộ và cung ứng 500 con gà giống lương phượng.

Đồng thời, các hộ tham gia được hỗ trợ 100% con giống, 50% thức ăn, thuốc thú y và tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi gà an toàn sinh học cũng như biện pháp phòng trị một số bệnh hay xảy ra trên đàn gà.

Gia đình chị H’Ster Knul ở buôn Kram cho biết trước đây, gia đình chị chăn nuôi gà nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, không nắm vững kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế đạt thấp.

Tham gia mô hình chăn nuôi gà theo phương pháp an toàn sinh học của Trạm Khuyến nông huyện, gia đình chị nuôi 100 con, chỉ sau hơn 3 tháng chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật đã cho xuất chuồng lứa đầu tiên, trung bình mỗi con có trọng lượng 1,8kg với giá bán 60.000 đồng/con.

Sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng. Chị H’Ster Knul cho biết thêm: Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học tiết kiệm chi phí, chuồng trại lúc nào cũng sạch, tận dụng được thức ăn sẵn có như lúa, rau, phụ phẩm nông nghiệp…

Gia đình chị H’ Per Ênuôl cũng tham gia mô hình với quy mô 100 con gà. Từ khi áp dụng chăn nuôi gà theo mô hình an toàn sinh học, gia đình chị đã tiết kiệm được công lao động trong quá trình chăm sóc, đồng thời tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, sẵn có trong gia đình.

Mô hình còn góp phần chuyển đổi dần hình thức nuôi chăn thả không cách ly, gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh sang hướng chăn nuôi tập trung kết hợp có vườn rào cách ly với khu sinh hoạt của gia đình.

Đánh giá kết quả bước đầu của mô hình, ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Cư Kuin cho biết, đây là hướng làm ăn hiệu quả, bền vững, thời gian tới Trạm Khuyến nông huyện sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình ở nhiều địa phương khác để tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần nâng cao thu nhập.


Related news

Đảm Bảo Tiêu Thụ Hết Mì Nguyên Liệu Trong Tỉnh Đảm Bảo Tiêu Thụ Hết Mì Nguyên Liệu Trong Tỉnh

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR - nhà máy đặt tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp - huyện Phù Mỹ) vừa tiến hành nâng công suất lên gấp đôi và bước vào vụ sản xuất mới. Trong vụ này, BDSTAR có kế hoạch thu mua 120 ngàn tấn mì nguyên liệu để sản xuất 30.000 tấn tinh bột. Hiện công ty đang tăng cường thu mua mì nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh.

Wednesday. September 10th, 2014
Mùa Mưa Này, Nông Dân Trồng Cây Gì? Mạo Hiểm Trồng Tiêu Mùa Mưa Này, Nông Dân Trồng Cây Gì? Mạo Hiểm Trồng Tiêu

Bên cạnh cây ăn trái đang lên ngôi thì năm nay hồ tiêu tiếp tục được nông dân xuống giống đại trà. Hiện diện tích hồ tiêu tăng đáng kể ở các huyện, thị xã trong tỉnh Bình Phước.

Wednesday. September 10th, 2014
Thu Nhập Cao Từ Trồng Nấm Thu Nhập Cao Từ Trồng Nấm

Đó là ông Đỗ Đình Hòa, chủ cơ sở sản xuất meo nấm ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định). Hiện cơ sở của ông Hòa chuyên sản xuất meo giống nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, cung cấp thành phẩm nấm các loại. Từ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nấm, ông Hòa có lãi ròng vài trăm triệu đồng/năm.

Wednesday. September 10th, 2014
Gia Lai Vận Động Nông Dân Không Chặt Bỏ Cao Su Gia Lai Vận Động Nông Dân Không Chặt Bỏ Cao Su

Do giá mủ cao su trên thị trường giảm mạnh, trồng cao su không có lợi nhuận, thậm chí bị lỗ nên nhiều người ở huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã chặt bỏ cây cao su (chủ yếu là cao su tiểu điền) chuyển sang trồng các loại cây khác như hồ tiêu, cà phê nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Wednesday. September 10th, 2014
Xử Lý Triệt Để Ổ Dịch Sâu Róm Thông Xử Lý Triệt Để Ổ Dịch Sâu Róm Thông

Theo tin từ Trung tâm Phát triển lâm nghiệp Hà Nội, sau 4 ngày (từ 4/9) tập trung dập ổ dịch sâu róm hại thông trên 27,5ha rừng tại 2 xã Nam Sơn và Phù Linh (huyện Sóc Sơn) bằng thuốc trừ sâu sinh học Kuraba WP, tỷ lệ sâu róm bị diệt trừ đạt 95%. Tỷ lệ này đạt hiệu quả cao so với sử dụng thuốc truyền thống.

Wednesday. September 10th, 2014