Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Ở Huyện Nông Cống
Ngư dân miền Trung luôn gặp những rủi ro trên biển nhưng họ không bỏ biển bởi phía sau luôn có hậu phương vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để vươn khơi.
Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp, tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân.
Theo chân cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, chúng tôi được “mục sở thị” trang trại chăn nuôi kết hợp của gia đình anh Đỗ Thanh Liêm, ở thôn Đậu Yên, xã Tế Thắng hàng năm cho thu nhập cao.
Bắt tay vào phát triển kinh tế, xây dựng trang trại từ năm 2006, sau những năm đầu còn nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm kỹ thuật chăn nuôi, thiếu vốn đầu tư cơ sở vật chất... nhưng với sự nỗ lực, kiên trì, anh Liêm cùng gia đình đã xây dựng thành công mô hình kinh tế chăn nuôi kết hợp. Hiện nay, mô hình chăn nuôi của gia đình anh Liêm có 200 con lợn, 600 con vịt, 20 con dê, 5 con bò và 3 ha cá- lúa kết hợp.
Do đã có nhiều năm kinh nghiệm nên tình hình sản xuất chăn nuôi của gia đình anh Liêm luôn ổn định và cho hiệu quả khá. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ chi phí gia đình anh còn lãi hơn 200 triệu đồng.
Cũng như anh Liêm, trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Hoàng Đình Bảo, ở thôn Thanh Minh, xã Minh Nghĩa được bố trí hợp lý.
Để chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, sau khi tham quan một số trang trại chăn nuôi tổng hợp, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật, anh Bảo đã cải tạo, đầu tư 2 ha đất của gia đình để phát triển chăn nuôi lợn kết hợp với nuôi cá.
Hàng năm, mô hình trang trại tổng hợp của gia đình anh Bảo cho thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhập từ 3 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Đồng Minh Quân, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống, cho biết: Bên cạnh việc triển khai hiệu quả các chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế, huyện đã xây dựng một số cơ chế, chính sách riêng, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm khai thác tối đa nội lực tập trung cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển kinh tế trang trại, gia trại tổng hợp, như: hỗ trợ tiền xây dựng hầm biogas; hỗ trợ tiền thuê đất 2 năm đầu cho các trang trại...
Bên cạnh đó, huyện khuyến khích bà con nông dân tích cực chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả và ao hồ bỏ hoang sang nuôi trồng thủy sản.
Nhiều địa phương đã xây dựng cơ chế, chính sách, kích cầu hỗ trợ các hộ phát triển trang trại, gia trại; tạo thuận lợi về thủ tục hành chính, hướng đầu tư, hỗ trợ xây dựng điện, đường khu quy hoạch trang trại; huy động các nguồn vốn cho các hộ vay vốn không lãi để mua giống và đầu tư xây dựng trang trại. Ngoài ra, huyện chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật; tạo điều kiện về vay vốn của các ngân hàng để bà con nông dân đầu tư vào sản xuất.
Nhận thấy khả năng mô hình trang trại cá - lúa kết hợp có thể cho giá trị kinh tế cao hơn so với trồng lúa đơn thuần, đã có nhiều bà con nông dân vay vốn ngân hàng, cùng với vốn của gia đình đầu tư cải tạo ao đầm, mua con giống để nuôi cá.
Hiện, toàn huyện có 231 trang trại, gia trại (trang trại, gia trại kết hợp chiếm 70%), trong đó có 22 trang trại đạt tiêu chí, giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động. Tổng vốn đầu tư phát triển trang trại toàn huyện gần 70 tỷ đồng, bình quân một trang trại đầu tư hơn 340 triệu đồng. Giá trị hàng hóa hàng năm của các trang trại đạt khoảng 56 tỷ đồng.
Hiệu quả từ các mô hình chăn nuôi tổng hợp ở huyện Nông Cống đã mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Hàng trăm hộ dân trồng khoai lang Nhật Bản ở huyện Krông Ana (Dak Lak) đang bị thua lỗ nặng do giá thu mua hiện nay đang rớt thê thảm.
“Năng suất đạt hơn 4 tấn/ha, như vậy cây điều có thể giúp nông dân làm giàu rồi…” Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói trong dịp đi thực tế vườn điều đã được trẻ hóa của 2 nông dân Hoàng Trọng Thủy, Hoàng Trọng Thanh ở thôn 10, xã Long Hà (Bù Gia Mập - Bình Phước) vào đầu tháng 4.
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện, mặc dù năm nay mùa khô kéo dài, các hồ đập mực nước xuống thấp nhưng do địa phương đã nhận định được tình hình, chủ động xây dựng lịch nông vụ và điều tiết nước tưới hợp lý nên toàn bộ diện tích cây trồng đều đảm bảo được nguồn nước.
Vụ đậu xanh năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) trồng 1.066 ha (tăng 259 ha so năm trước), tập trung ở các xã: Khánh Bình Tây 535 ha, Khánh Hưng 420 ha, Trần Hợi 79 ha, Khánh Bình Tây Bắc 17 ha và Khánh Bình Đông 15 ha. Đến nay, bà con thu hoạch được 30 ha, năng suất ước đạt từ 1,5 - 1,8 tấn/ha.
Đến xã Mỹ Thanh (Bạch Thông, Bắc Kạn) chúng tôi được nghe nói về việc trồng gừng ở các thôn Phiêng Kham, Thôm Ưng và thôn Châng, nhờ cây trồng này mà nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Với mô hình trồng gừng trên đất đồi đã mở ra một cách làm mới, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.