Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Giống Mới

Hiệu Quả Từ Giống Mới
Ngày đăng: 24/01/2015

Trên cùng một diện tích canh tác, việc thay đổi giống cây trồng kịp thời, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Nông dân phấn khởi

“Giống mì NA1 này vừa cho củ to lại nằm sát mặt đất dễ thu hoạch, lượng tinh bột nhiều, kháng được sâu bệnh, cây ít đổ ngả. Lúc thu hoạch sướng cái bụng lắm”, bà Bùi Thị Mai ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa) hào hứng cho biết.
Vụ mì vừa qua bà Mai cùng một số hộ nông dân khác ở Nghĩa Điền sử dụng giống mì NA1 để trồng trên đất mì cũ. So với giống mì KM94 mà nhiều hộ dân trồng trước đó, giống mì NA1 mới này cho năng suất bình quân lên đến 40 tấn/ha. Bà Mai cho biết thêm, so với thu nhập 7 triệu đồng/vụ mì từ giống KM94 thì khi chuyển sang trồng mì NA1, vụ mì năm 2014 thu nhập lên đến 12 triệu đồng/ha.
Không lo ngập úng trong mùa mưa, với diện tích đất trồng mì nằm ở nơi cao ráo, bà Mai đang chờ ngày nắng để thu hoạch 3 sào mì của mình. “Để càng lâu ngày, mì càng chắc củ, đặc bột, bán chắc chắn được giá hơn”, bà Mai cho hay.
Ông Nguyễn Quang Lâm - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Điền cho biết, giống mì KM94 là giống truyền thống ở địa phương. Qua thời gian, giống mì này thoái hóa dần, năng suất không còn cao như trước. Từ khi chuyển sang trồng giống mì NA1 nó sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương. Nông dân vừa bán được củ mì, vừa bán được cây giống với giá 1.000 đồng/cây,  nên người dân phấn khởi lắm.
Triển vọng giống mới
Mì là một trong những giống cây trồng truyền thống của tỉnh. Lâu nay hầu hết nông dân đều sử dụng giống KM94 là giống chủ lực. Trong khi đó ở các tỉnh miền Nam có diện tích trồng mì giống KM94 đã, đang bị nhiễm bệnh chổi rồng nặng. Ở các huyện miền núi Quảng Ngãi, giống mì KM94 cũng đã bị bệnh chổi rồng, làm ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất.
Đối với huyện Tư Nghĩa, nhất là các xã khu tây, năng suất giống mì KM94 bị ảnh hưởng do bệnh chổi rồng phát sinh ở vùng trồng mì lâu năm, đất bạc màu. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh này.
Ông Phạm Đăng Đồng - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa cho biết, trước tình hình trên, Trung tâm Khuyến nông huyện đã thực hiện mô hình trồng giống mì mới NA1 tại xã Nghĩa Điền, sau đó nhân rộng ra các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Thuận. Trong đó Nhà nước hỗ trợ 100% cây giống, 30% giá vật tư.
Trong quá trình người dân trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch đều có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn. Vụ mì đến lúc thu hoạch có Hợp tác xã thu mua hết sản phẩm. Cây mì được mua về nhân giống. Từ 2ha mô hình ban đầu, đến nay trên địa bàn huyện đã có khoảng gần 50ha đất trồng mì giống NA1.
Trong năm 2015, cùng với việc đưa thêm giống KM140 vào cơ cấu giống mì giúp người dân có nhiều cơ hội lựa chọn giống để trồng, Trạm  Khuyến nông huyện Tư Nghĩa đang triển khai cung ứng giống lúa Thiên ưu 18 là giống có tiềm năng, năng suất cao, chất lượng tốt, triển vọng trên 15ha ở các xã Nghĩa Kỳ, Nghĩa Trung trong vụ đông xuân 2014 – 2015. Bên cạnh đó, Trạm đưa vào trình diễn mô hình trồng mía giống K8329 cho năng suất từ 70 - 80 tấn/ha, tiến tới thay cho các giống cũ có năng suất khoảng 55 tấn/ha.


Có thể bạn quan tâm

Một Sốbệnh Trên Cây Chuối Thường Gặp Và Cách Phòng Trị Một Sốbệnh Trên Cây Chuối Thường Gặp Và Cách Phòng Trị

Thường xuyên đánh tỉa chồi, chỉ để lại 1 chồi cho vụ sau, đồng thời cắt bỏ những lá già để tạo thông thoáng cho vườn chuối.

30/07/2013
Phát Triển Kinh Tế, Nâng Cao Đời Sống Nhân Dân Phát Triển Kinh Tế, Nâng Cao Đời Sống Nhân Dân

Phước Kháng là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc, với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Raglai. Trong chiến tranh, nhân dân Phước Kháng đoàn kết, một lòng theo Đảng, đấu tranh bảo vệ quê hương. Phát huy truyền thống đó, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Raglai ở Phước Kháng hôm nay đang tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

30/07/2013
Anh Nguyễn Đức Minh, Bám “Nước” Làm Giàu Anh Nguyễn Đức Minh, Bám “Nước” Làm Giàu

Nông dân Nguyễn Đức Minh, 48 tuổi, kiên trì bám “nước” làm giàu trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước ở xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải.

30/07/2013
Sử Dụng Phụ Phẩm Trong Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò Sử Dụng Phụ Phẩm Trong Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò

Sau khi thu hái trái điều chín tách hạt, đem ủ với bột sắn, hoặc rơm khô theo tỷ lệ 6% và 9%. Thời gian ủ trái điều trên 90 ngày là vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm. Sử dụng loại sản phẩm này làm thức ăn cho bò khi khan hiếm cỏ tươi. Bò sử dụng nguồn thức ăn bổ sung này đã phát triển và sinh trưởng tốt, tăng trọng cao.

30/07/2013
Phát Triển Nghề Muối Theo Hướng Bền Vững Phát Triển Nghề Muối Theo Hướng Bền Vững

Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.

30/07/2013