Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Dự Án Hỗ Trợ Sản Xuất Giống Nấm Ở Ninh Bình

Hiệu Quả Từ Dự Án Hỗ Trợ Sản Xuất Giống Nấm Ở Ninh Bình
Ngày đăng: 12/05/2012

Những năm qua, nghề trồng nấm ở tỉnh Ninh Bình phát triển khá mạnh, nhất là ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan. Nhờ trồng nấm nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu.

Tuy nhiên có những hộ chưa phát huy được hiệu quả của mô hình này do thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, thiếu giống; quy mô sản xuất đa phần còn nhỏ lẻ, sản lượng hàng hoá thấp. Dự án “Hỗ trợ sản xuất giống nấm các loại và nâng cao năng lực sản xuất giống nấm cho cán bộ kỹ thuật” do Sở Nông nghiệp & PTNT làm chủ đầu tư và Trung tâm ứng dụng KHCN và Đo lường, thử nghiệm phối hợp thực hiện đã từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng các mô hình trồng nấm hàng hoá cho toàn tỉnh.

Ông Hoàng Trọng Lễ, Giám đốc Trung tâm ứng dụng KHCN và Đo lường thử nghiệm cho biết: Ninh Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm bởi nguồn lao động dồi dào, môi trường, khí hậu thích hợp cho phần lớn các loại nấm nuôi trồng sinh trưởng và hàng năm chúng ta có khoảng 80.000 ha đất trồng lúa nước, tương đương có khoảng 450.000 tấn rơm, rạ có thể đưa vào làm nguyên liệu trồng nấm. Do vậy, ngay từ khi thành lập, Trung tâm đã xây dựng phòng nuôi cấy mô tế bào và nhân giống nấm, tập trung tổ chức sản xuất các giống nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ, nấm rơm và nấm linh chi cung cấp cho các hộ trồng nấm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời xây dựng mô hình trình diễn nuôi trồng các loại nấm để các hộ trồng nấm, các đơn vị đến tham quan, học tập kinh nghiệm; tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng các loại nấm cho các hộ trồng nấm trên địa bàn. Hiện nay với các hạng mục công trình được xây dựng trên diện tích 2.590 m2 và trang thiết bị, máy móc vật tư chuyên dùng, Trung tâm có đủ năng lực và điều kiện để sản xuất 20 - 30 tấn giống nấm/năm, đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Viện Di truyền nông nghiệp.

Năm 2011, Trung tâm được UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban chỉ đạo chương trình giống của tỉnh giao nhiệm vụ phối hợp thực hiện dự án “Hỗ trợ sản xuất giống nấm các loại và nâng cao năng lực sản xuất giống nấm cho cán bộ kỹ thuật”. Kết quả, trong năm 2011 Trung tâm đã sản xuất được 500 kg giống nấm rơm; 9.000 kg giống nấm sò, 2.000 kg giống nấm mộc nhĩ; 500 kg giống nấm mỡ; 6.000 chai giống nấm linh chi. Các loại giống nấm của Trung tâm được sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, giống đạt chất lượng tốt nên các hộ nuôi trồng nấm thương phẩm đạt năng suất cao: Nấm rơm đạt 230 kg/tấn nguyên liệu; nấm sò từ 600 - 1.000 kg/tấn nguyên liệu, riêng giống nấm mộc nhĩ được Trung tâm sản xuất trên cơ chất thóc nên giúp giảm một nửa chi phí mua giống cho các hộ nuôi trồng, bên cạnh đó giúp giảm thời gian (từ gieo cấy đến treo bịch) từ 5 đến 7 ngày.

Ông Trần Văn Tư ở xóm 2, xã Khánh Vân là một chủ trang trại trồng nấm cho biết: Năm nay, gia đình ông đang sản xuất 15.000 bịch nấm linh chi và cũng lấy giống từ Trung tâm về sản xuất. Đây là loại nấm khó nuôi trồng hơn các loại khác, nhưng nhờ có giống đảm bảo chất lượng nên nấm phát triển rất tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp. Dự tính năng suất đạt 60 - 70 tấn nấm khô/tấn nguyên liệu, sau khi trừ chi phí ông cũng thu lãi trên 200 triệu đồng. Có thể nói, sự thành công của Dự án “Hỗ trợ sản xuất giống nấm các loại và nâng cao năng lực sản xuất giống nấm cho cán bộ kỹ thuật” đã góp phần để nghề nấm trên địa bản tỉnh phát triển, từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng các mô hình sản xuất nấm hàng hoá.

Có thể bạn quan tâm

Nước Mặn Đang Xâm Nhập Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Thới Bình (Cà Mau) Nước Mặn Đang Xâm Nhập Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Thới Bình (Cà Mau)

Tính đến nay, huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển được 700 ha diện tích lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, đạt năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do chạy theo lợi nhuận kinh tế một số nơi người dân đang cải tạo đất để phá vỡ mô hình trên.

01/10/2014
Định Hướng Thông Tin Về Cây Trồng Biến Đổi Gen Định Hướng Thông Tin Về Cây Trồng Biến Đổi Gen

Mặc dù lợi ích của việc ứng dụng công nghệ biến đổi gen đối với cây trồng đã được khoa học và thực tế chứng minh, tuy nhiên vẫn còn không ít ý kiến trái chiều về lợi ích và sự an toàn của việc ứng dụng công nghệ này như: Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng lương thực truyền thống…

01/10/2014
Cho Trồng Bắp Biến Đổi Gen Ngành Chăn Nuôi Được Gì? Cho Trồng Bắp Biến Đổi Gen Ngành Chăn Nuôi Được Gì?

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho bắp (ngô) biến đổi gen (BĐG) MON 89034 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (thuộc tập đoàn Monsanto của Mỹ). Như vậy, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi giống bắp này sẽ được tung ra thị trường. Ngành chăn nuôi (bao gồm cả sản xuất thức ăn và chăn nuôi) Việt Nam được gì từ cuộc chơi này?

01/10/2014
Giá Su Su Sa Pa Xuống Thấp Nhất Trong 10 Năm Trở Lại Đây Giá Su Su Sa Pa Xuống Thấp Nhất Trong 10 Năm Trở Lại Đây

Năm 2014, huyện Sa Pa trồng 120 ha su su, trong đó 100 ha lấy quả. Sản lượng quả su su bình quân hằng năm của huyện đạt 6.000 tấn. Hiện chỉ có duy nhất Hợp tác xã Hoa Đào bao tiêu sản phẩm cho xã viên, còn lại nông dân phải tự lo đầu ra cho sản phẩm.

01/10/2014
Khi Nông Dân Làm Cà Phê Bền Vững Khi Nông Dân Làm Cà Phê Bền Vững

Thay đổi hoàn toàn thói quen, tập quán cũ của người nông dân trong canh tác cà phê; Giúp bà con làm quen với phong cách bón phân mới, phun thuốc diệt sâu bệnh mới; Giúp nông dân tạo thói quen ghi nhật kí đồng ruộng, kiểm soát được chi phí đầu vào và tính toán lợi nhuận...

01/10/2014