Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ heo giống của huyện Bến Lức Long An

Năm 2014 – 2015, huyện đã đầu tư trên 800 triệu đồng sử dụng để hỗ trợ 50% chi phí mua 230 heo cái hậu bị giống cao sản cho các hộ chăn nuôi heo tại các xã Thanh Phú, Mỹ Yên, Nhựt Chánh, Phước Lợi, An Thạnh, Thạnh Đức và Lương Hòa.
Qua gần 2 năm thực hiện, chương trình đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn heo ở địa phương.
Hiện nay, tổng đàn heo của huyện có khoảng 22.000 con, riêng đàn heo cái sinh sản gần 5.000 con.
Ngoài hỗ trợ bà con chăn nuôi con giống tốt, Trạm Khuyến nông huyện đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho bà con quy trình nuôi heo giống cao sản và áp dụng công nghệ khí sinh học để đồng lúc đáp ứng yêu cầu hạn chế ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi.
Theo dõi tiến trình chăn nuôi đàn heo giống thuộc chương trình cho thấy đàn heo con được nuôi thịt đã cải thiện đáng kể tỷ lệ nạc nên người nuôi bán được giá heo hơi cao hơn khoảng 200.000 đồng/tạ, đồng thời có thể rút ngắn thời gian nuôi do heo tăng trọng nhanh.
Với hiệu quả đạt được rất thuyết phục nên lãnh đạo huyện dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư thêm 200 heo cái hậu bị giống cao sản để hỗ trợ cho bà con chăn nuôi ở các địa phương khác trong giai đoạn 2016 – 2017.
Đồng thời, kết quả thu được trong thực tế nêu trên đã tạo được tác động thúc đẩy bà con chăn nuôi mạnh dạn đầu tư thay đàn heo sinh sản cũng như cải thiện quy trình chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhằm khai thác tốt nhất các ưu điểm di truyền của các giống heo cao sản.
Có thể bạn quan tâm

Trong câu chuyện thoát nghèo và đi lên làm giàu, những người nông dân ở thôn Chư Cúc, xã Ea K'mút (Ea Kar - Đắk Lắk) rất tự hào khi nói về nghề nuôi bò vỗ béo.

Huyện Cư M'gar (Dak Lak) có 802,5 ha hồ tiêu, chủ yếu được trồng xen canh và một số ít được trồng độc canh; trong đó có 530 ha đang trong giai đoạn kinh doanh. Theo số liệu tổng hợp của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, hiện có khoảng 20 ha diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm nhiều diện tích cây tiêu đã bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của người trồng tiêu.

Hai năm nay, giống gà H'mông đã được "khai sinh, lập trại" tại vùng đất Sơn Hà, Sơn Tây. Nhiều gia đình nông dân Hrê nơi đây tiếp thu kiến thức mới, đầu tư công sức vào nuôi giống gà này với mong ước đổi đời.

Cụ thể, tại xã Đắk Sin (Đắk R'lấp), ốc bươu vàng xuất hiện với mật độ cao, có một số diện tích lên tới 50 - 70 con/m2 và đã làm hơn 200m2 lúa bị ốc bươu vàng cắn phá trắng.

Ngày 26/5, theo thông báo nhanh của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), trong thời gian gần đây, nạn sùng trắng đã phát sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng của huyện này như mía, tiêu, ca cao, khoai lang, cà phê, măng cụt, khoai mỳ, cao su, mít...; địa bàn bị sùng trắng gây hại nhiều nhất là 3 xã Đạ Tồn, Đạ P'loa và Đạ M’ri.