Anh Thái Trọng Tín Nuôi Tôm Tích Thành Công
Tôm tích là loài thuỷ sản đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau). Mặc dù vậy nhưng nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín (28 tuổi), ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới, huyện Năm Căn, là người tiên phong nuôi thử nghiệm tôm tích đem lại hiệu quả cao.
Trước đó, qua tìm hiểu thực tế, anh Tín thấy loại tôm tích rất dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt ít, lớn nhanh, ít tốn chi phí thức ăn và giá thành cao, anh đã tìm mua con giống về thả nuôi thử.
Anh Tín cho biết, trước đây tình cờ thấy người ta nuôi tôm tích, diện tích rất nhỏ, thả ven sông, bãi hoặc bao ví bằng lưới mành nhưng vẫn có kết quả khả quan. Qua tìm hiểu, biết loại tôm này nuôi khoảng 2 - 3 tháng thì cho thu hoạch, giá bán ra rất cao và tỷ lệ hao hụt cũng rất ít. Thế là anh quyết định nuôi thử nghiệm trên vuông nhà.
Với diện tích đất khoảng 7.000 m2, anh bao ví lại, mua giống từ nhiều nơi được 140 kg về thả nuôi (giá 10.000 đồng/con, trọng lượng khoảng 50 - 80 g). Hằng ngày anh cho nước ra vô tự nhiên, không cần cho thức ăn do nguồn thức ăn đã có sẵn dưới vuông. Sau gần 4 tháng, tôm của anh có trọng lượng từ 250-350 g, lúc này giá bán ra 480.000 đồng/kg. Bình quân 1 con được trên 100.000 đồng, đợt thu hoạch này anh thu được 12 triệu đồng, trừ chi phí anh lãi trên 10 triệu đồng.
Thành công từ đợt thử nghiệm đầu tiên, cuối tháng 6 âm lịch vừa qua, anh Tín tiếp tục mua thêm 250 con giống về thả. Hiện nay tôm phát triển rất nhanh, chưa đầy 3 tháng đã có trọng lượng từ 200 - 250 g, anh đang chuẩn bị thu hoạch. Với giá thành hiện tại 680.000 đồng/kg, anh tính toán vụ này trừ chi phí còn lãi ít nhất trên 30 triệu đồng.
Anh Tín chia sẻ: “Lợi thế lớn nhất của việc nuôi tôm tích là không đòi hỏi nhiều về diện tích đất, ít tốn chi phí thức ăn và công chăm sóc, chỉ thả con giống và cho nước ra thường xuyên theo điều kiện tự nhiên, tôm sẽ phát triển rất tốt. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn con giống hiếm, phải mua gom ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, vì vậy muốn mở rộng diện tích nuôi cũng gặp nhiều khó khăn”.
Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn Trương Quốc Duẫn cho rằng: "Ðây là đối tượng nuôi mới, được anh Tín thực hiện đạt hiệu quả cao và khuyến khích bà con thực hiện, nhất là đối với những hộ có diện tích đất nhỏ, lao động nhàn rỗi. Tuy nhiên, hiện nay nguồn giống chỉ có sinh sản ngoài tự nhiên thì không đáp ứng đủ nhu cầu. Phòng sẽ liên hệ với các viện, các trung tâm nghiên cứu giống hỗ trợ nghiên cứu sản xuất con giống này để phục vụ nhu cầu nuôi cho bà con".
Tôm tích là loại thuỷ sản đặc trưng và cũng là món ăn đặc sản được nhiều người ưa chuộng, giá thành lại cao. Vì vậy, trong thời gian tới, nếu địa phương chủ động được nguồn giống hứa hẹn việc nuôi tôm tích sẽ phát huy hiệu quả, đưa kinh tế nông hộ phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 5.425 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù bị tác động của dịch bệnh, nhưng từ đầu năm đến nay các địa phương đẩy mạnh công tác chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn thủy sản và xây dựng mô hình chăn nuôi thuỷ sản theo hướng trang trại.
Từ dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lồng trên hồ chứa Vĩnh Sơn C, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”, tháng 5-2013, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kbang cùng 10 hộ dân trên địa bàn huyện đã tiến hành lập dự án, khảo sát thực tế hồ chứa, bố trí lắp đặt 20 ô lồng, mỗi ô rộng 32 m2 và thả 10.000 con cá tầm giống. Đến nay, sự phát triển ổn định của đàn cá cho thấy những tín hiệu khả quan trong việc nuôi cá tầm trên địa bàn huyện.
Do tác động từ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL giảm mạnh…
Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.
Với nghề nuôi ngựa truyền thống của gia đình, anh Lực dành thêm 4 năm theo học nghề chăn nuôi thú y. Sau khi tham khảo thị trường, năm 2012 anh Lực đã vay vốn để cải tạo, mở rộng chuồng trại, mua 7 con ngựa cái về nuôi. Một năm sau, đàn ngựa cái bắt đầu sinh sản. Trung bình ngựa cái sau 11 tháng sẽ đẻ con, ngựa con nuôi trong vòng 1 năm rưỡi là có thể bán.